Page 182 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 182
Cũng trên tinh thần đó, ngày 12/7/1993, Bộ Chính trị ra Nghị
quyết số 04-NQ/TW về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động
phụ nữ trong tình hình mới”. Trong đó, các cấp, các ngành cần thấm
nhuần sâu sắc ba quan điểm cơ bản đối với phụ nữ, đó là: Phải xem
giải phóng phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của
công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta; chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, xây
dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động,
sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và
cộng đồng, có lòng nhân hậu; sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công
tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng và các đoàn thể nhân dân, của
toàn xã hội và từng gia đình... Sau Nghị quyết số 04-NQ/TW của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị
số 28-CT/TW, ngày 19/9/1993 “Về thực hiện Nghị quyết Bộ Chính
trị; đổi mới, tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình
mới”. Chỉ thị nêu rõ quan điểm: “Làm cho toàn Đảng, toàn dân
thấy rõ vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam, sự cần thiết đổi mới
và tăng cường công tác vận động phụ nữ, quyết tâm thực hiện tốt
Nghị quyết của Bộ Chính trị”. Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư
cũng được ban hành vào ngày 16/5/1994 “Về một số vấn đề công tác
cán bộ nữ trong tình hình mới”.
Sau khi nghị quyết ban hành, nhiều văn bản về luật pháp, chính
sách cụ thể hóa quan điểm của Bộ Chính trị đã được xây dựng lồng
ghép yếu tố giới và đảm bảo quyền lợi của phụ nữ như tạo việc làm
cho lao động nữ, có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động nữ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, bảo
vệ sức khỏe và quyền lợi của người phụ nữ... Nhờ quan điểm đổi mới
và sự đánh giá đúng đắn về vai trò và vị trí của phụ nữ trong sự
nghiệp xây dựng đất nước của Bộ Chính trị cũng như sự chỉ đạo trực
tiếp của đồng chí Võ Văn Kiệt với cương vị Thủ tướng Chính phủ
đã giúp phụ nữ có một vị thế mới và đạt nhiều thành tựu đáng kể.
180