Page 183 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 183
Tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm đạt 46,5% trong tổng số
lao động được giải quyết việc làm; 90% phụ nữ được tiếp cận các dịch
vụ y tế; 96,87% phụ nữ dưới 40 tuổi biết chữ; cán bộ nữ trong Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp tăng dần, khóa X đạt 26,22% ...
1
Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống, nhận thức về giới và công
tác phụ nữ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân
được nâng lên rõ rệt. Sau hơn 10 năm triển khai nghị quyết, Việt
Nam được Liên hợp quốc đánh giá là “điểm sáng về ba mục tiêu: Xóa
mù chữ, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới”.
Cũng trong thời điểm này, xuất phát từ nhận thức về tầm quan
trọng của việc thành lập ủy ban chuyên trách hỗ trợ Chính phủ
trong việc thúc đẩy các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, tiến tới
hoàn thành các mục tiêu về bình đẳng giới, trên cương vị là Thủ
tướng Chính phủ, đồng chí Võ Văn Kiệt đã ký quyết định thành lập
chính thức Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam năm
1994 và thành lập tổ chức Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các bộ, ngành
và địa phương. Việc thành lập một ủy ban liên ngành trong hệ thống
nhà nước có chức năng liên quan đến việc thúc đẩy sự tiến bộ của
phụ nữ và các vấn đề bình đẳng giới là một dấu mốc quan trọng
trong sự nghiệp bình đẳng giới, góp phần quan trọng vào tiến trình
phát triển đất nước. Đến nay, sau 15 năm thành lập, với sự quan
tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ
đã khẳng định vai trò quan trọng và thiết yếu đối với sự tiến bộ của
phụ nữ Việt Nam, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bình đẳng giới
ở Việt Nam. Để có được chỉ số phát triển giới (GDI) là 0,732 bằng
99,9% giá trị chỉ số con người (HID) , có sự đóng góp rất lớn của
2
Ủy ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện
1. Theo Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi
mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới năm 2006.
2. Theo Báo cáo đánh giá phát triển con người của Liên hợp quốc năm
2007-2008.
181