Page 249 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 249

nơi đây về kinh nghiệm trị phèn, trị thủy. Cuối cùng, một quyết

            sách đã đến: Chương trình tiến quân vào khai thác vùng Đồng Tháp
            Mười và Tứ giác Long Xuyên đã được hình thành và triển khai thực
            hiện trên bình diện toàn vùng. Đông đảo nhân dân hồ hởi. Ngày qua

            ngày, những con kênh được đào đưa nước sông Tiền, sông Hậu về
            rửa chua, xổ phèn. Những cánh đồng được quy hoạch và khai thác.
            Những xóm ấp mới mọc lên ở những nơi trước đây chỉ có rừng bụi,
            lau sậy, cỏ dại từ ngàn đời. Điều kỳ diệu có thực đã xảy ra. Kết quả

            thành công rực rỡ sinh động đã đến như một huyền thoại. Vùng đất
            trầm thủy đầy phèn chua hàng ngàn năm của Đồng Tháp Mười, của
            An Giang và Kiên Giang đã mướt màu xanh của các loại cây lương

            thực, nâng cao sản lượng lương thực toàn vùng một cách đáng kinh
            ngạc. Một kết quả đã minh chứng rõ rệt, sinh động từ một tư duy
            sắc sảo, nhưng luôn gắn liền với thực tiễn, xuất phát từ đòi hỏi của
            thực tiễn, của nhân dân, của cuộc sống, rồi trở về phục vụ cuộc sống

            của nhân nhân.
                Một việc làm khác, mà kết quả ngày càng cao hơn, tác dụng
            ngày càng rõ hơn: Đó là chương trình thoát lũ ra biển Tây. Tứ giác

            Long Xuyên đã cho ra lúa, ra khoai, nhưng cứ vài năm lại ngập sâu
            trong lũ, gây biết bao khó khăn cho dân. Không bằng lòng với kết
            quả đã có, đồng chí Võ Văn Kiệt - chú Sáu Dân lại đến với Kiên
            Giang, Tứ giác Long Xuyên trong mùa lũ, để thấy nước sông Cửu

            Long tràn về ngập trắng đồng, ngập sâu, làm cho sản xuất và mọi
            sinh hoạt, đời sống của bà con vô cùng khó khăn. Có những năm, lúa
            chín vàng đồng, chưa kịp thu hoạch thì đã ngập chìm trong lũ, người

            dân đứng nhìn mà đau xót. Thu hoạch lúa mà phải ngụp lặn trong
            nước sâu, không có mùa lũ nào không có người chết do lũ, nhất là
            trẻ em. Đồng chí Võ Văn Kiệt trăn trở: Phải sống chung với lũ. Sống
            chung, nhưng phải làm sao bắt lũ phải phục vụ con người. Thay vì

            gây hại, lũ phải đem lại nguồn lợi cho dân mình.

                                                                             247
   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254