Page 252 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 252
có tính lịch sử đó của đồng chí Võ Văn Kiệt, với công cuộc kháng
chiến chống Mỹ ở miền Tây Nam Bộ và đối với cả nước. Sẵn sàng
chịu nhận kỷ luật chứ không chịu nhận chức vụ cao hơn khi tự thấy
mình chưa xứng đáng. Dám chịu trách nhiệm và cũng sẵn sàng
nhận kỷ luật trước Đảng chứ không để địch dồn cách mạng vào thế
bất lợi. Quyết sách đó, bản lĩnh đó, xuất phát từ cái tâm trong sáng,
từ tình yêu nước thương dân vô bờ, từ cái tầm cao rộng, một trí tuệ
nhạy bén, sắc sảo mà không phải ai cũng có được. Cái tâm ấy, cái
tầm ấy đã quyện chặt trong một tư duy, trong mọi hành động của
đồng chí Võ Văn Kiệt một cách xuyên suốt, trong kháng chiến cũng
như trong thời bình, hun đúc thành một nhân cách lớn: nhân cách
Võ Văn Kiệt.
Những năm tháng chiến tranh đã hun đúc trong Võ Văn Kiệt
một chân lý: Không có dân, sẽ không có cách mạng, không có độc lập
tự do, không có Tổ quốc. Vì thế, trong thời bình, Võ Văn Kiệt đau
đáu suy tư, trăn trở với cuộc sống của nhân dân, với cái nghèo của
nông dân miền Tây và cả nước. Những công trình lớn hình thành
trên đất nước trong thời gian đồng chí Võ Văn Kiệt đứng đầu Chính
phủ đã thể hiện một tư duy đi trước, một tầm nhìn xa rộng, một
nhận thức sắc sảo trước bao bề bộn của thực tiễn xã hội, một thái độ
quyết đoán. Nhưng trên hết, rõ hơn cả là một tinh thần trách nhiệm
cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước
dân. Đó là đạo đức trách nhiệm, là phẩm chất cao quý của một đảng
viên trung kiên, hiểu rõ, nắm vững và vận dụng một cách sáng tạo
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh trong hoàn cảnh cụ thể của chiến tranh, của từng giai đoạn
cách mạng. Dưới một góc độ nào đó, có thể nói, đó là trí tuệ - trí tuệ
Võ Văn Kiệt.
Là một nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, nhưng
Võ Văn Kiệt luôn là một con người có lối sống trong sáng, một tác
phong bình dị, mộc mạc, gần gũi, chân tình với mọi người, từ lực lượng
thanh niên, những nông dân nghèo, các nhà giáo, nhà khoa học,
250