Page 250 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 250

Không thể kể hết sự vui mừng của nhân dân hai tỉnh An Giang

            và Kiên Giang lúc chương trình hoàn thành, khi những con kênh
            lớn mới được đào đưa nước sông Hậu thoát ra biển Tây trong mùa
            lũ, hình thành các cụm tuyến dân cư. Nước vẫn cứ ngập trắng đồng
            đó, nhưng là độ ngập cần thiết và biết bao lợi ích nhiều mặt hiện rõ.
            Đồng ruộng được vệ sinh sạch sẽ, môi trường đất, nước thuận lợi hơn
            cho sản xuất lúa khoai, cá tôm vẫn sinh sôi đem lại thu nhập cho
            bao nhà, bao người. Đồng ruộng vẫn xanh tươi khi nước ngọt không

            thừa cũng không thiếu. Mọi sinh hoạt đời sống của dân vùng lũ
            diễn ra bình thường như những nơi khác. Những con lộ giao thông
            đảm bảo cho mọi phương tiện vận tải đi lại thuận lợi trong hai mùa
            mưa nắng. Sự thay đổi cuộc sống của hàng chục vạn dân cư bắt
            đầu từ ý tưởng chung sống với lũ của một con người: Võ Văn Kiệt.
            Vì thế, nhân dân các huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành
            luôn nhớ đến chú Sáu Dân, đã kiến nghị đặt tên con kênh T5, một
            trong những con kênh chính trong hệ thống thoát nước ra biển Tây

            là kênh Võ Văn Kiệt. Điểm đặc biệt ở đây là, trước khi được cấp có
            thẩm quyền công nhận tên mới, nhân dân trong vùng đã cùng nhau
            gọi đó là kênh Võ Văn Kiệt rồi. Một cách tôn vinh mộc mạc dân dã
            tự trong lòng của quần chúng.
                Nhớ lại những năm chú Sáu Dân - Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng
            Chính phủ, những lần về thăm và làm việc với Kiên Giang, chú

            nhiều lần dặn dò chúng tôi: Kiên Giang phải quyết giữ bằng được
            rừng U Minh, cho làm đường tráng nhựa quanh rừng, làm đường từ
            An Biên qua Vĩnh Thuận đến Cà Mau (nay là quốc lộ 63). Giao đất
            cho dân vùng đệm để họ gắn bó với rừng, giữ rừng. Phải xây dựng
            lại U Minh Thượng, căn cứ của Nam Bộ, của Khu ủy và nhất là của
            chính Rạch Giá - Kiên Giang. Đó là quá khứ, nhưng là một quá khứ
            hào hùng. Không có quá khứ đó, chúng ta không thể có hôm nay. Lời
            căn dặn đó, hôm nay Kiên Giang chúng tôi bắt đầu thực hiện, bắt

            đầu tái hiện lại khu căn cứ, để giáo dục truyền thống anh hùng cho
            lớp trẻ, kết hợp với khai thác du lịch.

            248
   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255