Page 384 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 384
Bệnh viện người Hoa cũng có chủ trương tự quản, như anh
Nguyễn Hải Nam là sĩ quan chế độ cũ, nhưng cũng được bố trí làm
Giám đốc Bệnh viện An Bình.
Trường hợp ông Trần Văn Nhiều, dược sĩ, nguyên là Đổng lý
Văn phòng phụ tá đặc biệt Tổng trưởng Y tế chế độ cũ, sau này trở
thành Anh hùng Lao động, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dược
đầu tiên ở miền Nam.
Việc lập Công ty cổ phần dược đầu tiên của cả nước cũng có
“công” lớn của ông Võ Văn Kiệt. Tôi dám chắc, nếu ông Kiệt không
ủng hộ, chắc chắn không có công ty cổ phần đó, bởi thời điểm đấy,
khái niệm tư nhân, kinh tế tư nhân vẫn còn rất mới và khó được
chấp nhận.
Cuối cùng mô hình “thí điểm” đã ra đời và nó được lập bằng vốn
của anh em trí thức. Phải nói thật, ông Sáu Dân phải có niềm tin
mãnh liệt vào tầng lớp trí thức. Để quyết được việc này không phải
là chuyện đơn giản. Ông đã lấy cả sinh mạng chính trị của mình ra
đảm bảo.
Cuối đời vẫn trăn trở với hai chữ tâm - đức ngành y
Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng tâm tư: “Ngành y tế là lo cho con
người từ khi trong bụng mẹ đến khi chết, nên từ chủ trương đó mình
phải lo cho dân. Nhà nước lo không xuể thì phải huy động lực lượng
và vốn nhàn rỗi từ bên ngoài...”.
Cách đây khoảng ba năm, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến
nhà tôi để bàn cách triển khai ý định này. Việc nguyên Thủ tướng
đến nhà dân làm cho tôi hết sức xúc động!
“Trước khi ông Sáu Dân mất, ông còn đến nhà tôi ngồi cả
buổi. Ông nói với tôi, hiện y tế nhà nước quá tải, đề nghị lập một
nhóm tư vấn cho Nhà nước. Thế nhưng nhiều người khuyên nhóm
tư vấn không làm được, phải xây dựng một trung tâm về nghiên
cứu phát triển y tế. Thế nhưng, có vẻ trung tâm này cũng không
382