Page 383 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 383

Những năm 1976-1978 rất khó khăn, bị cấm vận, bao vây,

            ngân sách hạn hẹp, kinh phí của Trung ương rất ít. Lúc đó có một
            số bác sĩ, dược sĩ bỏ đi, trong đó có nhiều người rất giỏi. Lúc này
            ông Võ Văn Kiệt mời tôi lên Văn phòng Thành ủy và nhiều lần

            ông chủ động xuống Sở Y tế đóng tại số 175 Hai Bà Trưng để hỏi
            tình hình.
                Tại Sở Y tế, lúc đó điện nước rất khó khăn, 9 giờ đêm đã cắt điện
            nhưng chúng tôi vẫn nói chuyện thâu đêm, dưới ánh đèn dầu về đề

            tài rất “nóng” này. Ông đặt vấn đề làm sao giữ cán bộ y tế ở lại (lúc
            đó chỉ trong hai năm ra đi gần một ngàn người). Tôi còn nhớ cứ mỗi
            buổi sáng họp giao ban, ở dưới cơ sở báo lên là ra đi một người. Đi

            bao nhiêu người, tôi vẽ cái biểu đồ, thấy mũi tên đi lên mà nhói lòng.
                Tôi nói với ông Sáu Dân: “Người ta đi không phải là người ta
            chống mình, phần lớn là do sống không được, làm việc cũng không
            xong vì khó khăn quá”.

                Thế  rồi  một  quyết  định  đột  phá  được  ban  hành,  Thường  vụ
            Thành ủy, đứng đầu là ông Võ Văn Kiệt cho phép cán bộ mở phòng
            mạch, làm ngoài giờ (thay vì nói làm tư, tránh chữ tư vì thời đó rất

            ngại chữ này). Trong nội bộ Thành ủy cũng có ý kiến khác nhau,
            trong ngành cũng vậy, nhưng cuối cùng, Thành phố Hồ Chí Minh là
            đơn vị duy nhất trong cả nước thí điểm mô hình này...
                Tiếp đó là chế độ sử dụng cán bộ. Lúc này trí thức có trình độ cao

            có ba nguồn: từ R (từ rừng về), nguồn chi viện từ ngoài Bắc vào và
            cuối cùng là nguồn tại chỗ. Ông Sáu Dân chủ trương sử dụng hết cả
            ba nguồn này. Chính thời ông làm Bí thư mới có chuyện người ngoài

            Đảng làm Giám đốc, Phó Giám đốc như trường hợp bác sĩ Chấn
            Hùng, Trần Tấn Trâm, Nguyễn Hải Nam, Trần Thành Trai, Văn
            Tần, Ngô Gia Hy, Đông A... Sau này một số cán bộ được phong Anh
            hùng Lao động, rất nhiều là người tại chỗ như anh Chấn Hùng, anh

            Văn Tần, Trần Văn Nhiều.

                                                                             381
   378   379   380   381   382   383   384   385   386   387   388