Page 382 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 382
Sau giải phóng, có một số người chủ trương cải tạo, lấy Bệnh
viện Y học dân tộc thành bệnh viện phục vụ cán bộ. Tuy nhiên, ông
Kiệt với vai trò Bí thư Thành ủy đã đưa ra quan điểm: “Không lấy
bệnh viện của nhân dân làm bệnh viện của cán bộ”. Cuối cùng sau
khi hoàn thành cải tạo, nâng cấp, nó vẫn là Bệnh viện Y học dân tộc.
Sau đó, lại có quyết định của Trung ương lấy Bệnh viện Nhi
đồng 2 (nơi có tòa nhà 4 tầng và khuôn viên rộng đẹp, tới 9 ha) làm
bệnh viện cán bộ, còn lấy Bệnh viện Thống Nhất (bệnh viện cán bộ)
dành cho nhi đồng.
Với quan niệm “Dành những gì tốt nhất cho trẻ em, ông Sáu
Dân với cương vị Bí thư Thành ủy có ý kiến về việc này. Sau đó
thành phố có kiến nghị với Trung ương xem xét lại quyết định. Cuối
cùng, Trung ương thấy hợp lý và đã ra quyết định giữ Bệnh viện Nhi
đồng 2 là bệnh viện dành cho trẻ em tới tận bây giờ.
Các quyết định trên cho thấy, ông Sáu Dân là người có đầu óc
rất thực tiễn, các quyết định đều thực sự “vì dân, vì nước”.
Chữ tâm và chính sách tin dùng trí thức
Ông Võ Văn Kiệt là người nhân hậu, bao dung và quan trọng là
rất biết dùng người: Ông luôn dành cho giới trí thức sự thông cảm,
tin tưởng. Ngược lại người trí thức cũng dành cho ông sự mến mộ,
cảm phục. Người ta nói, mỗi người trí thức như một tiểu vũ trụ.
Thế nhưng với thái độ và sự chân tình, ông Sáu Dân đã lôi kéo được
nhiều trí thức, đi theo con đường cách mạng, trong những lúc khó
khăn, chiến tranh lửa đạn... Ông đóng vai trò như đầu mối tập hợp
anh em trí thức, nhiều người, nhiều thành phần, tuổi tác. Cuối năm
1965, khi tôi ở Hà Nội vượt Trường Sơn vào Nam gặp ông ở chiến
khu Đ. Ấn tượng của tôi về ông là người lãnh đạo rất gần cán bộ, gần
dân, đặc biệt là trong khu xử với giới trí thức ông có đặc điểm nổi bật
là biết lắng nghe. Ông thường gợi cho ta nói, để được nghe... Đặc biệt
nữa là khi nghe, thì luôn biết chọn phương án tối ưu để thực hiện.
380