Page 442 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 442
Tuy vào thời điểm đó, có những tư tưởng kinh tế của văn phòng
này không được nhiều người chấp nhận, nhưng riêng Bí thư Thành
ủy Võ Văn Kiệt vẫn rất trân trọng, khuyến khích anh em tiếp tục
nghiên cứu và phát biểu.
Vào năm 1986, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã hình thành
“Nhóm thứ sáu” (có tên này vì nhóm thường sinh hoạt vào ngày thứ
sáu hằng tuần), gồm 24 thành viên, trong đó có các chuyên gia kinh
tế như Phan Chánh Dưỡng, Lâm Võ Hoàng, Trần Bá Tước, Phan
Thành Chánh, Huỳnh Bửu Sơn..., những người có tâm huyết và có
trình độ, được ông rất ủng hộ và giao nghiên cứu nhiều chuyên đề.
Nhóm này đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng về các chủ trương
và giải pháp cải cách giá - lương - tiền trong thời gian cuối những
năm 1980 khi cả nước lâm vào tình trạng lạm phát phi mã, khủng
hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nghiêm trọng. Năm 1989, các ông
Phan Chánh Dưỡng, Lâm Võ Hoàng và Huỳnh Bửu Sơn đã được
mời ra Hà Nội để tham gia nhóm chuyên gia độc lập dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của ông Võ Văn Kiệt (cùng ông Cao Sỹ Kiêm lúc đó là
Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước và ông Phan Văn Tiệm lúc đó
là Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước) soạn thảo hai pháp lệnh
về tổ chức ngân hàng hai cấp (Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước
tức Ngân hàng Trung ương và Pháp lệnh về Ngân hàng, Hợp tác xã
tín dụng và Công ty tài chính). Đây là một việc có ý nghĩa rất quan
trọng thời đó để phù hợp với việc xóa bỏ hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh,
tự do hóa lưu thông tư liệu sản xuất, v.v., tách bạch chức năng điều
tiết chính sách tiền tệ của cấp ngân hàng trung ương với chức năng
kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Từ khi ra Trung ương (1982) đảm trách những nhiệm vụ quan
trọng trong Chính phủ (từ Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, Thủ tướng Chính phủ), có thể nói không có công trình, chính
sách kinh tế lớn nào do ông chủ trương thực hiện (như Chương
trình khai thác vùng Đồng Tháp Mười 1988-1997, vùng Tứ giác
Long Xuyên, ngọt hóa bán đảo Cà Mau; đường dây tải điện 500kV,
440