Page 443 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 443
đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, v.v.) mà không có sự đóng góp đầy
đủ, tâm huyết của nhiều trí thức trong những lĩnh vực liên quan.
Riêng đối với hai tổ chức nói trên, ông vẫn tiếp tục gặp gỡ, trao đổi ý
kiến trong những dịp vào thành phố công tác hoặc cử trợ lý vào cùng
sinh hoạt để truyền đạt những yêu cầu của ông, đồng thời báo cáo
lại với ông những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của các chuyên
gia trong các tổ chức đó.
Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và cải cách hành chính
(gọi tắt là Tổ tư vấn cải cách) mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thành lập
năm 1993 là một loại hình tổ chức tư vấn trực tiếp giúp Thủ tướng
trong việc hoạch định chương trình tiến hành cải cách từng thời
gian, kiến nghị các chủ trương, chính sách theo tinh thần đổi mới,
tham gia soạn thảo hoặc phản biện các văn bản thể chế mang nội
dung đổi mới. Tổ tư vấn cải cách do Bộ trưởng Lê Xuân Trinh, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ làm tổ trưởng, cùng với tám chuyên
gia về kinh tế, pháp luật, hình thành nhóm thường trực của tổ.
Với thái độ trân trọng, Thủ tướng trực tiếp gửi thư mời một số
chuyên gia tư vấn, trong đó có 26 người ở phía Bắc, gồm một số cán
bộ cao cấp đã nghỉ hưu và một số chuyên gia ở các ban của Đảng, các
viện, các trường đại học về kinh tế, pháp luật; 19 người ở phía Nam,
hầu hết là những trí thức về kinh tế và pháp luật làm việc dưới chế
độ cũ: ba giáo sư, tiến sĩ kinh tế đang sống và làm việc ở nước ngoài -
chuyên gia thống kê Liên hợp quốc Vũ Quang Việt ở Mỹ; chuyên gia
ngân hàng Trần Quốc Hùng ở Đức; giáo sư kinh tế Trần Văn Thọ ở
Nhật Bản. Hằng năm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và các phó thủ tướng
có cuộc họp với toàn bộ tổ, trực tiếp nghe các thành viên nhận xét
và kiến nghị về tình hình kinh tế - xã hội và việc tiến hành cải cách
kinh tế, cải cách hành chính.
Sau ba năm hoạt động, năm 1996, Tổ tư vấn cải cách được điều
chỉnh về tổ chức, trở thành Tổ Nghiên cứu đổi mới kinh tế, xã hội
và hành chính (gọi tắt là Tổ nghiên cứu đổi mới). Ý nghĩa chính của
441