Page 447 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 447

cũng nói với ông những ý nghĩ chân thành, dám “tranh luận”, sẵn

            sàng trao đi đổi lại với ông nhiều vấn đề quan trọng, và thực sự “tâm
            phục, khẩu phục” khi ông đưa ra những ý kiến quyết đoán.
                Điều mà trí thức càng thêm kính trọng ông Võ Văn Kiệt chính
            là vì ông đã hết sức quan tâm đến cuộc sống riêng tư, đến thân
            phận  mỗi  con  người.  Khoảng  năm  1978,  trước  những  khó  khăn
            nhiều mặt, có nhiều trí thức rời nước ta ra đi, ông đã gặp gỡ anh

            em, khuyên họ nên ở lại. Ông nói: “Anh em cố gắng ở lại, trong vòng
            ba năm nữa, nếu tình hình vẫn không thay đổi, tôi sẽ đưa anh em
            ra phi trường”. Lúc đó, GS. Nguyễn Trọng Văn đáp lại: “Chúng tôi
            sẵn sàng ở lại, nhưng nếu ba năm nữa tình hình không thay đổi, thì
            người ra đi không phải là chúng tôi”. Sau này, ông kể lại với chúng
            tôi: lúc đó, nghe câu nói ấy, ông cũng đau lắm, nhưng nghĩ lại thì
            thấy họ nói là đúng; vì để xảy ra tình hình của thành phố xấu đến
            mức ấy chính là trách nhiệm của chúng ta; những người trí thức ra
            đi không chỉ vì đời sống khó khăn; đúng là nếu sau ba năm, tình

            hình không có gì chuyển biến, thì người ra đi chắc phải là chúng
            ta. Cũng vào khoảng năm 1980, khi biết GS. Chu Phạm Ngọc Sơn
            có  một  người  con  “vượt  biên”  không  thành,  ông  lại  qua  khuyên
            nhủ, nhưng không được, vợ và các con GS. Chu Phạm Ngọc Sơn
            quyết định ra đi, ông nói với GS. Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và
            mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó có điều kiện cho các cháu học

            hành. Sau này, nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh
            cũng được làm tròn bổn phận”. Có những trí thức “vượt biên” không
            thành, bị bắt, ông Võ Văn Kiệt giao cho cán bộ giúp việc trực tiếp đi
            làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ.
                Ông thường tâm sự với chúng tôi: người lãnh đạo không phải
            cái gì cũng biết, song một đức tính quan trọng nhất của người lãnh
            đạo là phải “biết nghe”, chịu học tập từ cuộc sống, từ trí thức. Ông
            Võ Văn Kiệt là một tấm gương nổi bật về người lãnh đạo chân thành,

            tôn trọng trí thức, phát huy trí thức và do đó, được trí thức thực
            sự quý trọng. Thực tế cho thấy: chỉ những người “biết nghe” mới

                                                                             445
   442   443   444   445   446   447   448   449   450   451   452