Page 444 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 444

sự thay đổi này là thu gọn tổ chức cho hợp lý nhằm nâng cao hiệu

            quả hoạt động, giảm số thành viên xuống còn 21 người, còn những
            chuyên gia tư vấn của Tổ tư vấn cải cách không có điều kiện tham
            gia đều đặn hoạt động nghiên cứu, tư vấn thì được mời làm cộng tác
            viên theo từng chuyên đề nghiên cứu. Ông Trần Đức Nguyên được
            cử làm tổ trưởng... Tuy số thành viên ít hơn, nhưng nhiệm vụ của tổ
            không giảm bớt mà còn được trao thêm nhiệm vụ biên tập các văn

            kiện theo yêu cầu của Thủ tướng, chủ yếu là các báo cáo, đề án do
            Thủ tướng trình bày trước Quốc hội, Ban Chấp hành Trung ương
            Đảng, Bộ Chính trị.
                Hai  năm  sau  (1998),  tổ  chức  này  được  Thủ  tướng  Phan  Văn
            Khải nâng cấp thành Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, tuy nhiệm vụ
            không thay đổi, nhưng có quyền chủ động cao hơn về nhân sự, kinh
            phí, về hợp tác với các tổ chức nghiên cứu và chuyên gia ở trong nước
            hoặc cơ quan và chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam. Ban có hơn 20
            chuyên gia tư vấn được Thủ tướng mời, trong đó hai phần ba sống

            ở Hà Nội, hằng tuần đến làm việc với Ban, còn một phần ba ở Thành
            phố Hồ Chí Minh có lịch họp mặt tại chỗ. Ông Trần Đức Nguyên được
            cử làm Trưởng ban từ khi Ban mới thành lập đến đầu năm 2003,
            người  được  Thủ  tướng  cử  làm  Trưởng  ban  kế  tiếp  là  nguyên  Bộ
            trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá. Đến tháng 7/2006,
            Ban Nghiên cứu của Thủ tướng có quyết định giải thể.

                Trong 14 năm hoạt động (với các tên gọi khác nhau - dưới đây
            gọi chung là Tổ chức tư vấn), Tổ chức tư vấn đã được giao nhiều
            nhiệm vụ quan trọng. Trước hết, đó là việc chủ trì nghiên cứu, biên
            tập các báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng
            thường trực trình bày mỗi năm hai lần tại kỳ họp Quốc hội, thể hiện
            tập trung những nhận định lớn về tình hình kinh tế - xã hội, đề ra
            những nhiệm vụ, giải pháp, chính sách theo tinh thần đổi mới. Các
            báo cáo này cụ thể hóa các quan điểm, chính sách đổi mới trong các

            nghị quyết của Đảng, các ý tưởng đổi mới của Thủ tướng, đồng thời
            là một kênh đưa các suy nghĩ, kiến nghị trong quá trình nghiên cứu

            442
   439   440   441   442   443   444   445   446   447   448   449