Page 486 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 486
kêu gọi đã lên đến non 30 tỷ đôla Mỹ; tốc độ tăng trưởng vào hàng
đầu của châu Á. Nhờ tác động trực tiếp và gián tiếp của đầu tư nước
ngoài, sản xuất công nghiệp đã phát triển vững chắc ở tỷ lệ hằng
năm 11% - 12%. Mặt khác, với trên 2 tỷ đôla vay với điều kiện thuận
lợi và viện trợ quốc tế hằng năm, cơ sở hạ tầng và nhiều ngành dịch
vụ cơ bản đã chuyển biến vượt bậc. Trên thị trường quốc tế, từ thế cô
lập, Việt Nam đã trở thành một dẫn chứng rõ rệt nhất về con đường
chuyển qua kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong khi những
người phê phán hay nhìn đến một bộ máy quan liêu, tham nhũng,
những chính sách, biện pháp không nhất quán và có khi đi ngược
lại xu thế đổi mới, ít người ghi nhận sự trưởng thành từng bước của
bộ máy Nhà nước, vừa về khả năng đáp ứng những yêu cầu của tình
thế, vừa về năng lực và tinh thần trách nhiệm.
Không thể theo nếp xưa mà nói tất cả đều tốt, đều là công lao
của anh. Có nhiều lĩnh vực ở đây không đề cập đến, và trong đó là
những thiếu sót, thậm chí thất bại của Chính phủ trong thời gian
qua. Chính quyền vẫn còn non trẻ, xét về kinh nghiệm quản lý một
nền kinh tế thị trường mà nói. Sự chậm đổi mới và thiếu đầu tư
trong giáo dục - đào tạo, nếp quan liêu, hẹp hòi trong phát huy nhân
tài, khủng hoảng trong đời sống văn hóa xã hội là những mối lo mà
chính anh cũng thường nhắc nhở. Đáng ngạc nhiên nếu chúng ta chỉ
thấy những mặt tích cực mà không thấy nhiều tiêu cực còn tồn tại.
Mặt khác, rõ ràng trong quan niệm chính quyền hiện đại, và cũng
trong thực tế điều hành bộ máy nhà nước, Thủ tướng, người đứng
đầu Chính phủ, là “người điều hành hàng đầu” (top excutive). Một
thực tế là anh đã mạnh dạn xây dựng và đấu tranh cho một chính
phủ mạnh, có hiệu quả, bởi vì anh tin rằng để đẩy mạnh sự nghiệp
đổi mới trong tình hình của đất nước, phải có Chính phủ mạnh.
Ý niệm về quyền hạn của Chính phủ nhờ thế đã rõ hơn; tính thống
nhất, phối hợp và hợp tác trong nội bộ Chính phủ đã được thể hiện,
484