Page 485 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 485
một số chuyên viên kinh tế tư bản chủ nghĩa và cho đến năm 1986,
thời điểm của Đại hội Đảng lần thứ VI, đã quy tụ đội ngũ trí thức
trong cả nước tích cực nghiên cứu được nhiều vấn đề về đổi mới tư
duy kinh tế, về cải cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính công, tiết
kiệm quốc gia và đầu tư nước ngoài, ngoại thương và quan hệ quốc
tế... Tôi còn nhớ, hồi đó chúng tôi còn ngại từ “kinh tế thị trường” mà
dùng chữ “kinh tế mở”. Từ năm 1985, chúng tôi đã được nói đến hai
chữ “đổi mới”, và trong viễn cảnh của đổi mới, chúng tôi hào hứng
suy nghĩ và góp ý cho vận hội mới này. Nếu chúng tôi đã có được
những đóng góp nhỏ nhoi cho công cuộc đổi mới, cũng chính nhờ
những cơ hội và cảm hứng đó.
Thời gian anh đảm trách chức vụ Thủ tướng Chính phủ cũng là
thời gian đất nước chuyển qua sự ổn định và đạt những thành tựu
khá “thần kỳ”. Vào đầu những năm 1990, lợi tức đầu người của Việt
Nam chỉ ước tính vào khoảng 180 - 200 đôla Mỹ. Đến năm 1997, kết
thúc nhiệm kỳ Thủ tướng của anh, có thể nói khá chắc chắn rằng
chỉ số này đã lên đến hơn 300 đôla Mỹ. Sự phát triển này thể hiện rõ
trên sự sung túc và hạnh phúc trông thấy của người dân so với những
năm mới bắt đầu công cuộc đổi mới. Lần đầu tiên kể từ năm 1975,
lạm phát mới được kiềm chế và xuống đến một con số, một việc mà
bảy năm trước chỉ là điều mơ ước. Là con người của vùng đồng bằng
Nam Bộ, anh đã tác động mạnh mẽ để chuyển nông nghiệp từ thế
ăn đong qua thặng dư, xuất khẩu lương thực phát triển liên tục
đến mức hiện nay là hơn 3 triệu tấn , trở thành nước xuất khẩu gạo
1
đứng hàng thứ ba trên thế giới. Nhìn chung, xuất khẩu của đất nước
đã tăng đến sáu lần trong chừng ấy năm, cơ cấu đã giảm tỷ lệ của
khu vực nhất đẳng và cũng giảm đi sự lệ thuộc vào một số mặt hàng
truyền thống như hải sản, gạo... Đầu tư nước ngoài sau 10 năm
1. Số liệu năm 1997 (B.T).
483