Page 484 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 484
lúc đó đã không những áp dụng linh hoạt nhất những nghị quyết
liên quan đến quyền chủ động kinh doanh của các đơn vị sản xuất
mà còn mạnh dạn chịu trách nhiệm trước những quyết định thử
nghiệm cải cách cơ chế thị trường.
Nói đến thân phận và hoài bão, chúng ta nghĩ đến hàng chục
ngàn trí thức của miền Nam trôi dạt sau ngày giải phóng, một phần
đi cải tạo, một phần đổ dồn về thành phố. Điều đáng tiếc về thời kỳ
đó mà nay chúng ta đã nhìn nhận là sự phí phạm chất xám. Nhưng
cho đến khi anh ra Trung ương vẫn còn hàng vạn người ở lại. Nhiều
người, dù còn ở trong nước hay đã ở nước ngoài, vẫn nói đến “tình
cảm với anh Sáu”, được anh thăm hỏi, động viên, nhiều người được
chính anh trực tiếp bảo lĩnh ra từ các trại vượt biên. Lãnh đạo thành
phố thời đó đã cố giữ ở lại nhiều trí thức đầu đàn. Thái độ đó không
có tí gì “mị dân”, cũng không mang ý nghĩa “thực dụng” mà chính
vì ý thức và sự nhìn nhận một cách sáng suốt “trí thức là vốn quý
của dân tộc”. Tầm nhìn lãnh đạo của anh đã được minh chứng qua
những quyết định mạnh dạn, chưa đến hai năm sau khi về Ủy ban
Kế hoạch Nhà nước, tổ chức một hình thức “diễn đàn” (forum) tự do
cho những người quan tâm đến vận mệnh và những vấn đề kinh tế -
xã hội của đất nước. Chương trình hội thảo kinh tế - kỹ thuật do
anh chủ xướng, được phát động tại Thành phố Hồ Chí Minh, quả đã
tạo ra một vận hội, một niềm phấn khởi cho trí thức trên tất cả các
lĩnh vực. Ai cũng thấy có việc làm, ai cũng có tiếng nói, bởi vì dưới
sự lãnh đạo của anh, hàng chục vấn đề quan yếu của phát triển đất
nước đã được nhận diện và đòi hỏi chiến lược, chính sách phát triển.
Thấy được mối quan hệ sinh tử giữa chính trị và kinh tế trong phát
triển, anh cũng tin rằng phải có cải cách triệt để cơ chế quản lý,
cơ chế kinh tế tài chính và cả trong bộ máy điều hành. Dưới sự chỉ
đạo của anh, Văn phòng Công tác nghiên cứu kinh tế được thành
lập năm 1982. Đây là một nhóm nghiên cứu và tư vấn nhỏ, quy tụ
482