Page 63 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 63

Trưởng thành từ phong trào thực tiễn


                Đồng  chí  Võ  Văn  Kiệt  sinh  ra  trong  một  gia  đình  nông  dân
            nghèo, không có điều kiện học nhiều, đã sớm bước vào đường đời với
            biết bao nhiêu gian khổ khốc liệt. Khi bước sang tuổi 16, lúc người
            mẹ nghèo suốt đời tần tảo nuôi 8 đứa con khôn lớn từ giã cõi đời
            cũng là lúc người thanh niên Chín Hòa - Võ Văn Kiệt bắt đầu dấn

            thân vào con đường hoạt động cách mạng. Chỉ sau 7 - 8 năm, từ một
            thanh niên đầy nhiệt huyết, thông minh, sáng dạ, tính cương quyết,
            lăn lộn không mệt mỏi trong phong trào thực tiễn đầy cam go gian

            khổ, đồng chí Võ Văn Kiệt đã nhanh chóng trở thành một người
            lãnh đạo cấp tỉnh lúc mới 22 - 23 tuổi. Tham gia phong trào Thanh
            niên phản đế ở quê nhà, một năm sau đó được kết nạp vào Đảng,
            làm Bí thư Chi bộ xã, rồi Huyện ủy viên, tham gia khởi nghĩa Nam

            Kỳ ở Vũng Liêm - Vĩnh Long. Trong thời kỳ vận động giải phóng
            dân tộc, đồng chí Võ Văn Kiệt được điều động về Rạch Giá, tham gia
            Tỉnh ủy lâm thời, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở tỉnh này trong Cách
            mạng Tháng Tám 1945.

                Thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp, đồng chí Võ Văn Kiệt
            tiếp tục lăn lộn khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Từ Bí thư Huyện ủy
            rồi lên Tỉnh ủy Rạch Giá, lại về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
            Sau khi tham gia Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng ở Việt Bắc,

            đồng chí được tổ chức cử đi đào tạo ở Trung Quốc nhưng lại “nhớ”
            chiến trường, xin không đi nữa mà tha thiết được trở lại Nam Bộ
            tiếp tục gắn bó với phong trào thực tiễn. Sau Hiệp định Genève,

            đồng chí Võ Văn Kiệt không tập kết ra Bắc mà tương kế tựu kế ở lại
            với chiến trường Nam Bộ bởi thực tiễn phong trào cách mạng miền
            Nam đang chờ ông và ông cũng không thể xa rời chiến trường, nơi
            ông đã gắn bó, trui rèn, thử thách, được nhân dân che chở đùm bọc,
            trưởng thành. Nhiều lần chú Sáu Dân bồi hồi kể lại những năm

            tháng sau khi ở lại chiến trường Nam Bộ sau Hiệp định Genève là

                                                                              61
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68