Page 64 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 64

thời kỳ gian khổ, khó khăn nhất cả trong cuộc sống lẫn tình cảm, tư

            duy. Đây là thời kỳ vừa phải đối phó với sự ruồng bố gắt gao của địch
            với chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” và chịu sức ép lớn từ những người
            dân khi họ thấy cách mạng không ra tay đánh giặc như trước đây. Vì
            để tránh sự bố ráp ngày đêm của địch mà những người cách mạng

            phải len lỏi hết chỗ này sang chỗ khác, không ở lâu được một nơi nào
            nhất định. Có người dân nói thẳng “nếu các chú về đây để đánh địch
            thì tụi tui chứa, nếu về đây trốn thì mấy chú đi nơi khác...”. Điều đó
            hết sức đau lòng và khó xử. Ngày trước người dân che chở giúp đỡ
            mình đánh giặc giải phóng quê hương, dù khó khăn nguy hiểm mấy

            họ vẫn sẵn sàng; bây giờ họ không che chở cách mạng vì họ muốn
            mình tiếp tục ra tay đánh giặc mà khốn nỗi chủ trương lúc đó của
            Trung ương lại không cho phép. Tấm lòng, tình cảm cách mạng, ý
            chí của người dân cao cả và sâu đậm biết chừng nào.
                Với kinh nghiệm lăn lộn trong phong trào thực tiễn, bám dân,

            cùng dân bày mưu tính kế đối phó với giặc, đồng chí Võ Văn Kiệt đã
            vượt qua giai đoạn gian nguy, ác liệt vô cùng. Năm 1959, đồng chí
            Võ Văn Kiệt, Xứ ủy viên, Phó Bí thư liên Tỉnh ủy miền Tây, được Xứ
            ủy điều động về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này
            Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn bị tổn thất nặng nề, hầu hết cấp ủy và

            đảng viên bị bắt, các cơ sở đều bị vỡ. Đồng chí Võ Văn Kiệt đã tiến
            hành công việc đầu tiên là khẩn trương tìm hiểu tình hình, nắm rõ
            số đảng viên còn lại, tiến hành ráo riết công tác tổ chức và cán bộ
            để làm nòng cốt cho hoạt động của phong trào cách mạng đô thị.

            Mặt khác, từ kinh nghiệm lăn lộn ở chiến trường nông thôn Tây Nam
            Bộ, đặc biệt là những năm tháng bị địch ruồng bố gắt gao 1956-1958,
            thấy rõ Sài Gòn - Chợ Lớn phải có địa bàn nông thôn “đứng chân”,
            Sài Gòn không thể tách rời vùng nông thôn ngoại thành của Gia
            Định, nên đồng chí đã kiến nghị với Xứ ủy sáp nhập Đảng bộ Sài

            Gòn - Chợ Lớn với Đảng bộ Gia Định. Có được tầm nhìn chiến lược
            với những quyết sách đúng đắn, chính xác đó, phần lớn là từ sự am

            62
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69