Page 638 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 638
giỗ cụ Phan, tôi sẽ về Vĩnh Long để tặng tượng”. Cho đến bây giờ,
chúng tôi vẫn còn nhớ như in giọng nói của ông lần này không được
vui và gãy gọn!
Thực sự để tạc tượng cụ Phan Thanh Giản, chúng tôi tranh thủ
rất nhiều ý kiến. Nên tạc tượng cụ Phan Thanh Giản là một quan
đại thần triều Nguyễn mặc áo mão (như tác giả Lê Văn Mậu, phác
thảo năm 1961), hay là một Đại học sĩ chính thống Nam Bộ (áo dài
khăn đóng - bộ áo Phan Thanh Giản mặc lần cuối cùng trước khi
uống thuốc độc tự tử). Chúng tôi phải thuyết minh cho được các ý
tưởng này với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cuối cùng ông đã
chấp thuận.
Tiếp xúc với ông mới biết, hầu như không có tư liệu sách báo
nào viết về nhân vật Phan Thanh Giản mà nguyên Thủ tướng Võ
Văn Kiệt không tìm đọc. Năm 1997, giáo sư Văn Tạo - nguyên Viện
trưởng Viện Sử học Việt Nam có gửi cho chúng tôi một bức thư của
ông Nguyễn Sinh Trung ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An (viết năm 1994) gửi Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Quốc
hội về trường hợp trả lại sự công bằng cho nhân vật Phan Thanh
Giản. Bức thư này chúng tôi chuyển đến nguyên Thủ tướng Võ Văn
Kiệt năm 2000, sau khi đọc ông nói: “Tôi trăn trở rất nhiều về bức
thư này, năm 1994, tôi làm Thủ tướng mà tại sao không biết?”. Sau
đó ông đề nghị chúng tôi đi tìm ông Nguyễn Sinh Trung (ở 15/5A,
Nguyễn An Ninh, thành phố Vũng Tàu). Rất tiếc khi tìm được nhà
thì ông Nguyễn Sinh Trung đã qua đời. Có lẽ đó là bức thư duy
nhất của một cán bộ về hưu gửi lên các cấp cao nhất đề nghị minh
oan cho cụ Phan Thanh Giản và chính bức thư ấy như giọt nước đã
làm tràn ly thôi thúc ông tìm hiểu kỹ hơn về nhân vật lịch sử Phan
Thanh Giản. Ông viết thư cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói
ý kiến riêng của mình, đề nghị các nhà khoa học làm rõ... Những
năm gần đây, ông nhận được thư của ông Huỳnh Long Vân, một cựu
học sinh trường Phan Thanh Giản hiện đang ở Sydney (Ôxtrâylia)
kiến nghị về việc xin trả lại tên trường Phan Thanh Giản (hiện là
636