Page 640 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 640
Chúng tôi phải mất khá nhiều thì giờ về việc này và có lên gặp
nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông nói: “Liều mới được việc. Tôi
bảo lãnh chính trị cho các cậu”.
Chúng tôi viết những dòng này khi sắp đến 49 ngày mất của ông
mà trong lòng không nguôi những nỗi nhớ... và nhớ nhất là những
lời động viên nửa đùa nửa thật. Ông ra đi đột ngột bỏ lại dang dở bao
dự định mà những người ở lại phải thực hiện: tặng tượng cụ Phan
Thanh Giản cho tỉnh Vĩnh Long (nhân ngày giỗ lần thứ 141), tặng
tượng Yersin cho thành phố Đà Lạt (nhân 115 năm). Ngẫm nghĩ với
riêng mình, ông đã thành Thần vì ông sống “khôn” thì thác ắt sẽ
“thiêng”. Ông về dưới suối vàng chắc sẽ gặp cụ Phan Thanh Giản,
gặp những đồng chí cũ và lại bàn chuyện lịch sử!
Ngày giỗ đầu ông Trần Bạch Đằng, ông hào hứng bàn chuyện
lịch sử với mọi người xung quanh bàn cỗ . Ông nói: “Hôm nay, có Hội
1
đồng nhân dân thành phố, có tạp chí Xưa & Nay, tôi đề nghị trả lại
tên đường cho ông Lê Văn Duyệt. Cũng như tôi từng nói với Tỉnh
ủy Vĩnh Long: Tôi biết các anh chuẩn bị một con đường khi tôi mất,
xin hãy dành con đường đó cho cụ Phan Thanh Giản. Phan Thanh
Giản xứng đáng được đặt tên đường”. Buổi họp mặt hôm đó rất vui,
ông nói nhiều, tôi có hỏi lại: “Cuộc nói chuyện này rất có ý nghĩa,
Xưa & Nay nên sẽ có bài?”. Ông nói: “Cậu viết đi, nói ý kiến của tôi
hôm nay”.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn trăn trở nhiều vấn đề lịch
sử, nhân vật lịch sử khác nữa chứ không chỉ riêng trường hợp Phan
Thanh Giản, Lê Văn Duyệt. Chúng tôi còn nhớ năm 2000, Tạp chí
Xưa & Nay tổ chức tọa đàm Lê Văn Duyệt, lúc đó ông là Cố vấn Ban
Chấp hành Trung ương Đảng nhưng lại là người đến rất sớm để dự
tọa đàm và sau đó qua Lăng Ông để đốt hương tưởng nhớ cụ Lê Văn
Duyệt! Báo chí nước ngoài lúc đó có đưa tin: Lần đầu tiên một cán
1. Có sự tham dự của bà Phạm Phương Thảo, ông Trần Trọng Tân, ông
Nguyễn Đình Đầu.
638