Page 639 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 639
trường Châu Văn Liêm), ông đã chuyển bức thư này cho chúng tôi
và đề nghị Tạp chí Xưa & Nay nên có ý kiến (về mặt lịch sử) đến các
cơ quan chức năng ở Cần Thơ. Trên tinh thần này, vừa qua chúng
tôi đã nhận được ý kiến phản hồi của Ban Tuyên giáo Cần Thơ sẽ tổ
chức cuộc hội thảo về “Những giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa
của trường Châu Văn Liêm”, trong đó có nội dung xem xét ý kiến
của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Hội thảo “Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh
Giản” tổ chức năm 2002 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong “bối
cảnh” chưa được thuận lợi, bởi còn có những quan điểm nhìn nhận
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về nhân vật lịch sử này, tuy
nhiên nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu rất dứt khoát
(theo băng ghi âm): “Theo tôi, chúng ta không nên hẹp hòi với tiền
nhân. Phan Thanh Giản xứng đáng được gọi là nhà yêu nước!”. Bên
lề cuộc hội thảo, giáo sư Văn Tạo gặp riêng chúng tôi: “Tôi cũng
đồng tình với ý kiến của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi sửa lại
bài tham luận để đăng báo” (bản thảo này chúng tôi còn giữ, có chữ
ký của giáo sư Văn Tạo).
Hội thảo Phan Thanh Giản đã kết thúc từ lâu, nhưng kỷ yếu
hội thảo “Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản”
vẫn không in được bởi nhiều lý do. Chúng tôi nghe phong thanh (mà
chắc nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng nghe): “Hội thảo đề cao họ
Phan và dị nghị về việc xây dựng đền thờ Phan Thanh Giản!”. Gặp
chúng tôi, ông nói ngay: “Xây mồ mả cho tiền nhân mà có tội à? - Từ
lâu tôi đã cho người tìm gia phả họ Phan xem có liên quan gì với tôi
không? Nhưng không. Mà nếu có liên quan thì cũng là vinh dự cho
đất nước này, chớ có sao đâu?”.
“Ăn cơm mới, nói chuyện cũ”, tưởng cũng nên nói thêm về một số
chi tiết gút mắc xung quanh cuộc tọa đàm về Phan Thanh Giản. Sau
tọa đàm, có đơn gửi lên cấp trên “khiếu nại” về việc Tạp chí Xưa &
Nay tổ chức tọa đàm không có giấy phép, kinh phí tổ chức, thành
phần tham dự là thiếu chọn lọc và có người lợi dụng cơ hội...
637