Page 643 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 643
Có lần tôi nói: Hình như trời sinh ra em là để hiểu anh. Anh
cười, không nói gì.
Người ta hay nói “Nụ cười Võ Văn Kiệt”. Tôi cảm nhận điều đó
bằng chính trực quan của tôi. Rất ít khi anh để thư ký truyền đạt
lại ý mình cho tôi. Thường anh trực tiếp trao đổi. Và khi gặp anh, là
tôi nghe tiếng cười rất cởi mở của anh.
“Nụ cười Võ Văn Kiệt” có lẽ nổi tiếng từ thời thủy điện Trị An.
Đấy là thời bao cấp, thời kế hoạch hóa ở các quốc gia xã hội chủ
nghĩa. Nhưng Võ Văn Kiệt đã phá cách. Thời ấy nghe anh đặt vấn
đề xây dựng nhà máy thủy điện, Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ
cười. Ông nói: Phải lập kế hoạch từ 3 đến 5 năm trước. Võ Văn Kiệt
cũng cười. Rồi anh nói: Anh cứ cho tôi gặp các đồng chí Liên Xô...
Vậy là Võ Văn Kiệt “phá cách” luôn ở Liên Xô. Đi tới đâu cũng
những cái lắc đầu... thông cảm. Vậy mà cuối cùng Baibakov, Phó
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, cũng phải chấp nhận cái phá
cách của Võ Văn Kiệt. Cái lý thì không có. Nhưng cái tình thì không
sao từ chối Việt Nam được. Cái tình và nụ cười cởi mở, chân thành
của Võ Văn Kiệt đã vượt qua mọi rào cản của “kế hoạch hóa” xã hội
chủ nghĩa. Cảng Sài Gòn đã mở rộng đón các đồng chí Liên Xô và
trang thiết bị cho nhà máy thủy điện đầu tiên do kỹ sư và công nhân
Việt Nam trực tiếp xây dựng.
“Nụ cười Võ Văn Kiệt” đến với Lý Quang Diệu, để ông có thể
rút ruột ra nói cho Việt Nam rõ hơn những bí ẩn của công cuộc vận
hành một đất nước theo cơ chế thị trường. Nụ cười ấy đi vào các
nước ASEAN, đi qua Đức, Niu Dilân,... và đi vào cuộc đụng đầu căng
thẳng với Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ để hòa giải mối quan
hệ Việt - Trung...
Một lần đi về căn cứ của anh ở giữa Cà Mau và Bạc Liêu, tôi
nghe anh dặn anh em phục vụ: Nhớ mua trái cây. Tôi hỏi anh ở đó
giờ vẫn có người ở sao? Anh cười, nhưng không nói gì. Sau hơn một
giờ trên canô, chúng tôi cập bến ở một hoang đảo toàn sú, vẹt...
641