Page 645 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 645
Vĩnh Long, Tạp chí Xưa & Nay và con trai anh đã thay mặt anh lo
toan mọi việc cho cụ Phan như mong ước của anh. Nhìn cảnh nhân
dân đội mưa nườm nượp đổ về Văn Xương Các mới thấy nỗi lo của
anh là chính đáng.
Trở về Bạc Liêu, đoàn ghé thăm mộ ông Mười Chức, một nhân
vật làm nên “Cánh đồng Nọc Nạn”. Gặp bà con gái út ông Mười
Chức, anh hỏi bà năm nay bao nhiêu? Gần 80. Bà trả lời. Hiện bà
sống với ai? Một mình. Anh lại im lặng rồi hỏi tiếp: Gần 80, sống
một mình, lúc bệnh tật, ai lo cho? Sống không được thì chết! Con cái
đâu hết? Sao không ở với con? Chúng nó có gia đình chúng nó... Cuối
cùng anh đề nghị với Phó Chủ tịch huyện: Bà cụ đã gần 80, không
còn sống được mấy nữa. Hồi ông già bà đấu tranh với Tây oanh liệt
lắm. Giờ ta nỡ nào để con gái cụ vất vưởng vầy. Có cách nào huyện
trợ cấp cho bà, mỗi tháng vài trăm ngàn. Uống nước nhớ nguồn được
không? Phó Chủ tịch huyện trầm ngâm một lúc rồi nói: Dạ được.
Chúng cháu sẽ lo. Nhiều thì khó, chứ mỗi tháng giúp bà 200.000
đồng thì chắc được.
Vào thị xã Bạc Liêu, anh ghé thăm nhà cụ Cao Triều Phát. Nhìn
ngôi nhà thờ cụ Cao Triều Phát dột nát, anh lại ưu phiền, nghĩ ngợi.
Cuối cùng anh nói với Phó Chủ tịch tỉnh:
- Cụ Cao Triều Phát đã hiến cả nghìn hécta ruộng nhất đẳng
điền cho cách mạng rồi đi luôn với cách mạng. Giờ độc lập, thống
nhất rồi, lẽ nào chúng ta lại không giúp con cháu cụ tu bổ lại ngôi
nhà thờ cụ.
Một lần nữa tôi lại thấy anh, một con người thực tiễn, nói và làm
gắn kết nhau. Lần hồi anh giải quyết dứt điểm việc tu bổ ngôi nhà
thờ cụ Cao Triều Phát mới chịu quay về nhà khách tỉnh.
Tối hôm ấy, Bạc Liêu mở tiệc chiêu đãi anh Tám Thuận . Những
1
người đã cùng công tác với anh Sáu Dân thời kỳ T3 nay hầu hết đã
về hưu. Họ là những cán bộ phụ nữ, thanh niên, dân vận, quân đội,
1. Bí danh của anh Võ Văn Kiệt khi về làm Bí thư Khu ủy miền Tây.
643