Page 644 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 644
cả bầy khỉ hàng trăm con đón chúng tôi. Và bây giờ tôi mới hiểu, quà
của anh Sáu dặn mua để cho ai.
Anh nói: Đám khỉ này cũng yêu nước lắm. Thấy quân cách mạng
thì im lặng. Nhưng kẻ thù của cách mạng tới thì chúng nhảy nhót,
kêu thét ầm ĩ. Nhờ vậy mà không ít lần chúng tôi thoát chết! Anh lại
cười, nụ cười thật hồn nhiên. Rồi anh nói như kết luận: con khỉ mà
còn biết chính - tà, thì thằng Mỹ vào đây thua là cái chắc!
Rồi anh dẫn tôi tới một đụn đất như ụ mối. Anh nói: Hầm của tôi
đó. Tôi ngạc nhiên, tròn mắt nhìn anh. Anh cười và nói: ở đây nước,
không đào hầm được. Phải đắp như thế này. Chung quanh hầm anh
em bảo vệ cắm chông, lấy lá cây phủ lên, nhằm chống càn. Ta có con
đường đi của ta, nhưng địch nhào vô là “dính”.
Anh lại cười, và tiếp theo kiểu khôi hài: Nhưng địch chưa “dính”,
thì tôi đã “dính” chông của anh em mình. Đấy là trận càn đột xuất
năm 1972. Bọn địch đột ngột đổ quân. Tôi lao ra và dính ngay. Và
cũng ngay lập tức tôi quỳ xuống, rút chông và chạy, chạy cho tới khi
chân sưng không chạy được nữa, các cảnh vệ phải cõng.
Nhưng Võ Văn Kiệt không phải chỉ có những nụ cười. Không ít
lần tôi bắt gặp nơi anh những nét ưu tư, trầm buồn. Chuyến đi về
miền Tây tháng 5/2001 ấy dừng lại ở Vĩnh Long. Trưởng ban Tuyên
huấn đưa chúng tôi đến Văn Xương Các. Anh vào đốt nhang lạy
Khổng Tử rồi ra đền thờ Phan Thanh Giản. Khi biết tượng Phan
Thanh Giản bị bắn thủng ngực, anh im lặng, xin một nén nhang, cúi
đầu lạy Phan Thanh Giản ba lạy, anh cắm nhang vào lư đồng, đoạn
lui ra hỏi Trưởng ban Tuyên huấn: Có thể hàn được không. Nếu hàn
được thì hàn rồi đưa cụ về đây. Nên sửa sang nơi đây để làm khu
du lịch. Đừng để dân lấn đất, xây nhà nhếch nhác lắm. Nhưng sau
7 năm, tượng cụ Phan Thanh Giản vẫn nằm trong kho. Và anh đã
quyết định cùng với Tạp chí Xưa & Nay tặng cho Văn Xương Các
tượng cụ mới đúc. Anh dự định sẽ về dự lễ phục hồi lại tượng cụ Phan.
Nhưng rất tiếc anh đã đột ngột ra đi. Nhân dân Vĩnh Long, Tỉnh ủy
642