Page 91 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 91
Từng là trợ thủ đắc lực cho đồng chí về đối ngoại, tôi muốn ghi lại
một số cảm nghĩ từ bấy đến nay về những đóng góp xuất sắc của anh
Sáu Dân và những di sản sáng giá anh để lại trong quá trình góp
phần hoạch định và chủ động triển khai đường lối quốc tế của Đảng,
Nhà nước ta thời kỳ đầu đổi mới và cả hiện nay. Đó là đường lối đối
ngoại “độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế”,
một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đổi mới
của Đảng và Nhà nước ta. Đường lối này bắt nguồn từ Nghị quyết 13
của Bộ Chính trị về giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế (5/1988),
sau đó được hoàn chỉnh và chính thức thông qua tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991). Từ đó đến nay, đường lối
này trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động đối ngoại theo
phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng
đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” .
1
LUÔN LÀ NGƯỜI ĐI TIÊN PHONG DŨNG CẢM
Với cương vị là một trong những người chèo lái con thuyền Việt
Nam qua khỏi vùng nước xoáy của thời kỳ chủ nghĩa xã hội đi vào
thoái trào, khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, đồng chí Võ
Văn Kiệt thực sự là một trong những người đi đầu, có vai trò tiên
phong trong quá trình hoạch định đường lối đổi mới nói chung và
đường lối đối ngoại nói riêng của nước ta. Dấu ấn mở đường của Võ
Văn Kiệt trong việc chỉ đạo, tổ chức và thực hiện đường lối này phát
lộ rõ nhất khi hệ thống đồng minh của chúng ta tan rã, khi sức ép
kinh tế - xã hội đè nặng lên đất nước vừa mới ra khỏi khủng hoảng.
1. Phương châm này được tiếp tục tại Đại hội IX (4/2001): “Việt Nam
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế
giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội X (4/2006) tái
khẳng định chính sách đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế”, đồng thời nhắc lại phương châm: “Việt Nam là bạn, là đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế và khu vực phấn đấu vì hòa bình,
độc lập và phát triển”.
89