Page 86 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 86
giải phóng. Quân khu ủy đưa một trung đoàn bộ binh chủ lực của
quân khu, kết hợp với các lực lượng vũ trang các tỉnh và dân quân
du kích tại chỗ tấn công địch bằng ba mũi giáp công. Dưới sự chỉ
đạo trực tiếp của Tư lệnh Quân khu, ta đã chiến đấu rất ác liệt
với địch. Địch đóng đồn, ta tiêu diệt, chúng càn quét, ta đánh càn
quét,... giằng co kéo dài khoảng một tháng. Ta đánh bại 75 tiểu
đoàn của địch với ý đồ lấn chiếm, “tràn ngập lãnh thổ”. Kế hoạch
bình định lấn chiếm vùng Chương Thiện của Nguyễn Văn Thiệu
đã hoàn toàn thất bại.
Đánh thắng 75 tiểu đoàn địch ở Chương Thiện năm 1973 là
thắng lợi của sự lãnh đạo, chỉ huy tài năng và quyết đoán của Khu
ủy và Quân khu ủy Khu 9, mà trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy là Phó Bí
thư Khu ủy - Tư lệnh Quân khu Lê Đức Anh, vị Tư lệnh tài năng,
thao lược ở chiến trường.
Sau ngày giải phóng 30/4/1975, đất nước hòa bình, độc lập,
thống nhất, tôi và anh Võ Văn Kiệt lần lượt ra Hà Nội công tác. Anh
ra trước, còn tôi đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) mới
ra. Dịp may hiếm có, tôi và anh Kiệt ở cạnh nhau trên một đường
phố mang tên người anh hùng dân tộc - phố Phan Đình Phùng,
Ba Đình, Hà Nội. Ra Hà Nội anh Kiệt giữ nhiều cương vị công tác
khác nhau. Là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, anh
cùng Bộ Chính trị lãnh đạo khắc phục khó khăn đưa đất nước từng
bước tiến lên theo con đường Bác Hồ đã chọn và tích cực đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ chủ quyền, độc lập
dân tộc... Tên tuổi anh Võ Văn Kiệt gắn liền với các công trình có
ý nghĩa then chốt và lịch sử mà anh đề xuất và chỉ đạo thực hiện,
đó là: công trình đường điện 500kV Bắc - Nam, công trình dầu khí,
cầu Mỹ Thuận, khí - điện - đạm Cà Mau, công trình thoát lũ và xây
dựng cụm tuyến dân cư vùng Tứ giác Long Xuyên, công trình khai
thác Đồng Tháp Mười, công trình thủy lợi bán đảo Cà Mau - tuy
công trình này không đạt yêu cầu như mong muốn nhưng để lại dấu
ấn Võ Văn Kiệt.
84