Page 332 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 332
330 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
che giấu khuyết điểm, giảm bớt kỷ luật cho nhau nhiều lúc vẫn
xảy ra. Có đồng chí đáng bị kỷ luật nhưng không kỷ luật, có
đồng chí đáng phải xử phạt nặng thì chỉ phê bình, cảnh cáo qua
loa. Có cán bộ vừa bị kỷ luật ở nơi này lại được chuyển sang
giữ cương vị quan trọng ở nơi khác, có khi còn được lên chức,
lên lương.
Vì sao như vậy? Vì sao biết nguyên tắc, hiểu rõ tầm quan
trọng của việc giữ gìn kỷ luật của Ðảng, nhưng một số người
vẫn cứ không nghiêm trong việc thi hành kỷ luật, bao che cho
một số cán bộ, đảng viên? Ở đây có thể có ba trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Ðó là do tư tưởng nể nang “dĩ hòa
vi quý”. Với lý lẽ “phải thể tất nhân tình”, “phải thương yêu
đồng chí”, những người này thường xuê xoa, che giấu khuyết
điểm, quá dễ dãi trong việc xem xét kỷ luật đối với cán bộ,
đảng viên, nhất là đối với những người thân thiết hoặc “ăn
cánh” với họ. Họ tưởng như thế là đoàn kết, là sống có nghĩa,
có tình. Dù có thương nhau bao nhiêu cũng không thể vì tình
cảm riêng tư mà vứt bỏ nguyên tắc, buông lỏng kỷ luật; việc
xử lý nghiêm minh những người vi phạm kỷ luật của Ðảng,
pháp luật của Nhà nước đâu có trái với tình thương yêu đồng
chí. Trái lại, chính vì để bảo vệ tình thương, đoàn kết mà phải
có những hình thức kỷ luật nghiêm minh để đồng chí mình
khỏi mắc lại sai lầm, khuyết điểm ấy và từ đó mà ngăn ngừa
những sai lầm, khuyết điểm khác. Chỉ có như vậy thì tình
thương mới thật sự có ý nghĩa, mới là tình thương chân
chính. Nếu bao che sai lầm, khuyết điểm của nhau, thì tức là
tạo điều kiện cho nhau tiếp tục phạm sai lầm, coi thường kỷ
luật của Ðảng và như thế không phải là tình thương mà là
một tội lỗi.