Page 336 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 336
334 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Tôi chỉ xin đề cập
một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam để các
đồng chí tham khảo, cùng trao đổi. Và cũng chỉ tập trung vào
trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa
chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách
nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam trong 25 năm qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?
Như chúng ta biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với
ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội
là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách
ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và
trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã
hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học
thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay.
Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội
chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam chúng tôi dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên
coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi Liên Xô tan rã,
chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở nhiều nước, cách mạng thế
giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại
được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo,
thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội
chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc,
chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan,
dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã
hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường
sai, cần phải đi con đường khác. Có người phụ họa với các