Page 333 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 333
“THƯƠNG EM ANH ĐỂ TRONG LÒNG...” 331
Trường hợp thứ hai: Ðó là do tư tưởng cục bộ, bản vị, thành
tích chủ nghĩa. Sợ mất cán bộ, sợ không có người làm việc, sợ
ảnh hưởng đến thành tích, uy tín của đơn vị, họ rất ngại phải
thi hành kỷ luật cán bộ, đảng viên trong đơn vị họ, nhất là khi
phải đụng chạm đến những người đã từng có “công lao” với
đơn vị. Họ quên mất rằng che giấu khuyết điểm, giảm nhẹ kỷ
luật cho cán bộ, đảng viên là làm hại cán bộ, đảng viên ấy chứ
không phải là bảo vệ cán bộ, đảng viên; là làm tổn thương
thành tích và uy tín của đơn vị chứ không phải là giữ gìn thành
tích, uy tín của đơn vị. Ðối với những người đã từng có cống
hiến, Ðảng ta, nhân dân ta luôn luôn ghi nhớ công lao của họ
nhưng không phải vì thế mà dung túng, bao che, không dám
xử lý nghiêm khắc khi những người đó phạm pháp. Xtalin đã
nói một cách dứt khoát rằng, đối với những người trước đây đã
có công lao “thì phải hết sức kính trọng”, còn bây giờ các đồng
chí ấy đã phạm sai lầm, muốn đặt mình lên trên tổ chức, ra
ngoài kỷ luật của Ðảng và pháp luật của Nhà nước thì cần
“phải giáng chức họ xuống và công bố việc đó lên báo chí”, “trả
họ về chỗ của họ”. Ðừng ngại ngần gì cả. “Cần phải làm như
thế để củng cố kỷ luật của Ðảng và Nhà nước Xôviết trong toàn
bộ công tác của chúng ta”.
Trường hợp thứ ba: Ðó là do sự tính toán ích kỷ, sợ bị đụng
chạm đến cá nhân, đến lợi ích riêng. Trong thực tế không phải
họ bênh che, dung túng cho tất cả mọi người phạm sai lầm,
khuyết điểm mà chỉ bênh che cho những ai có quan hệ trực tiếp
đến lợi ích cá nhân của họ, hoặc những người biết “cái tổ con
chuồn chuồn” của họ mà nếu làm găng có khi họ “há miệng
mắc quai”, thậm chí có thể bị “đối phương” “quật” lại. Họ né
tránh những trường hợp “hóc búa”, gượng nhẹ đối với những
người có chức, có quyền, mặc dù biết rằng những người này