Page 338 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 338
336 VỮNG BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI, TẬP 1 (2011 - 2014)
những nghịch lý “phản phát triển”, từ địa hạt kinh tế - tài
chính đã tràn vào lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã
hội và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình
huống chính trị với biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả
thể chế. Sự thật đơn giản là bản thân thị trường tự do của chủ
nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn,
và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm
trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa
lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản
những lý thuyết kinh tế hay mô hình “đồng thuận Oasinhtơn”
vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính
khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu,
hợp lý.
Cùng với khủng hoảng kinh tế - tài chính là khủng hoảng
năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái đang đặt ra
những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của
nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế -
xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu
của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn
minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính
là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu
dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra
một lần nữa chứng minh tính chất phản tiến bộ, phản nhân văn
và không bền vững cả về kinh tế, xã hội và sinh thái của nó;
như Mác đã từng nói, chủ nghĩa tư bản đang hủy hoại chính
ngay những nhân tố làm nên sự giàu có của nó là lao động và tài
nguyên. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng
hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để
trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.