Page 373 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 373
PHÁT HUY CAO ĐỘ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM... 371
tổng kết thực tế 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 và các
đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu thể
chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết
Ðại hội lần thứ XI của Ðảng; tiếp tục kế thừa những quy định
của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn
phù hợp. Chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết,
được thực tiễn chứng minh là đúng, đã chín muồi, có đủ cơ sở
và được sự thống nhất cao.
Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tiếp tục khẳng định bản
chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà
nước đã được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển
năm 2011) và Hiến pháp năm 1992. Ðó là: Nhà nước ta là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua tổ chức nhà
nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa
các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan
duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; các cơ quan nhà nước
khác do Quốc hội lập ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và
chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Nhà nước ta không tam
quyền phân lập.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 2,
Ðề án đã đề xuất một số định hướng lớn và nội dung cơ bản
sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 về chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, bảo vệ
Tổ quốc, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của