Page 266 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 266
viết đầu tiên của Người được tờ L’Humanité (Báo Nhân đạo - cơ quan ngôn luận
của Đảng Cộng sản Pháp) đăng ngày 18/6/1919 dưới tựa đề “Yêu sách của nhân
dân An Nam”.
Năm 1921, khi hoạt động cách mạng tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một
số nhà hoạt động cách mạng người Maroc, Algeria, Tunisia... thành lập Hội Liên
hiệp Thuộc địa để rồi sau đó một năm (năm 1922) lập ra tờ Báo Le Paria (Người
cùng khổ) - cơ quan ngôn luận của Hội, nhằm tố cáo bản chất tàn bạo của chế độ
thực dân Pháp, kiên trì tuyên truyền, thuyết phục các đồng chí của mình trong
Đảng Cộng sản Pháp và trong Quốc tế cộng sản, làm cho Quốc tế Cộng sản và
các dân tộc trên thế giới biết đến Việt Nam và ủng hộ nhân dân Việt Nam đứng
lên đấu tranh tự giải phóng.
Số báo đầu tiên của Le Paria ra ngày 1/4/1922 và Nguyễn Ái Quốc trở
thành nhân vật nòng cốt của tờ báo, Người vừa là biên tập viên chính, vừa là
phóng viên, nhiếp ảnh viên kiêm việc tổ chức, quản lý, phát hành với 38 bài
viết cho báo này. Với vai trò vừa chủ nhiệm kiêm chủ bút, vừa là cây bút
chính của tờ báo, Người đã viết nhiều bài lên án chủ nghĩa thực dân; hô hào,
hướng dẫn nhân dân các nước thuộc địa cùng nhau đoàn kết, đứng lên đấu
tranh giải phóng dân tộc.
Cuối năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật sang Liên Xô hoạt động và bắt
đầu viết báo bằng tiếng Nga. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc bí mật về
Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức huấn luyện cán bộ cách mạng. Việt Nam,
thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội và thành lập Báo
Thanh niên. Báo Thanh niên số đầu tiên ra ngày 21/6/1925 (sau này, ngày
21/6 được lấy là ngày Báo chí cách mạng Việt Nam), đến tháng 4/1927 ra
được 88 số bằng tiếng Việt. Cách mạng thanh niên (tổ chức tiền thân của
Đảng Cộng sản Việt Nam) mở lớp huấn luyện, đào tạo trực tiếp lớp cán bộ
đầu tiên cho cách mạng Việt Nam và sáng lập ra Báo Thanh niên - cơ quan
ngôn luận của Hội, xuất bản số báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Sự kiện lịch
sử này đánh dấu mốc khởi nguồn cho dòng báo chí cách mạng Việt
Nam. Đây là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin và lý luận cách mạng cho những người yêu nước. Người
trực tiếp chỉ đạo, biên tập và viết nhiều bài chính luận.
Nội dung chính trị cơ bản của Báo Thanh niên là vạch rõ mâu thuẫn giữa
dân tộc ta và các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc là không thể điều hòa
được; khẳng định con đường của cách mạng Việt Nam; lực lượng cách mạng là
toàn dân, lấy công nông làm nền tảng. Cũng năm 1925, Người đã viết tác
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp nhằm tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân
Pháp, nêu rõ nỗi thống khổ và sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa.
264