Page 265 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 265

phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái
                                                                                          1
                      với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý” .
                            Những tác phẩm báo chí của Người dù ở thể loại nào, viết về vấn đề gì đều
                      có một sắc thái riêng, hết sức độc đáo, sáng tạo. Các bài viết của Người có giá
                      trị lý luận và thực tiễn cao vừa nhuần nhụy, đậm đà tính dân tộc, vừa giàu tính
                      hiện đại; vừa mang tính chiến đấu, vừa có sức cảm hóa, thuyết phục mạnh mẽ
                      đối với người đọc. Văn phong của Người giản dị, dễ hiểu, luôn chiếm được sự
                      mến  mộ  của  bạn  đọc…  tạo  nên  phong  cách  báo  chí  độc  đáo  Hồ  Chí  Minh.
                      Người đã có nhiều bài viết đăng trên các báo nổi tiếng của Pháp, Liên Xô, Trung

                      Quốc thời bấy giờ.
                            Cuối năm 1917, khi đặt chân lên nước Pháp, Người bắt đầu chú ý nhiều
                      hơn đến việc học viết báo và làm báo. Tại đây, Người được sự hướng dẫn tận
                      tình về nghiệp vụ báo chí của Longuet - cháu ngoại của C. Mác, làm việc ở Báo
                      Sinh hoạt công nhân. Người đã cố gắng học viết báo từ những bài đơn giản nhất

                      cho tới những bài dài hơn, chuẩn mực hơn. Ban ngày, Người vẫn phải làm việc
                      để kiếm sống, chỉ khi đêm về Người mới cặm cụi học viết báo. Tiếp cận tác
                      phẩm của Lênin, Người rất tâm đắc câu nói của vị lãnh tụ lỗi lạc phát biểu từ
                      đầu thế kỷ XX, trước khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công: “Cái mà
                      chúng ta nhất thiết phải có lúc này là một tờ báo chính trị. Trong thời đại ngày
                      nay, không có tờ báo chính trị thì  không thể có phong  trào gọi là chính trị...
                      Không có tờ báo thì không thể tiến hành hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động có
                                                  2
                      nguyên tắc và toàn diện...” .
                            Người khẳng định: “Báo chí cộng sản chủ nghĩa có nhiệm vụ làm cho các
                      chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng
                      ứng của quần chúng lao động ở các nước thuộc địa, tranh thủ họ tham gia sự
                                                         3
                      nghiệp của chủ nghĩa cộng sản” . Báo chí cách mạng không có lợi ích gì khác,
                      không có mục đích gì khác là phụng sự lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân
                      dân. Báo chí cách mạng của chúng ta là báo chí của giai cấp công nhân và đông

                      đảo quần chúng nhân dân lao động. Do đó: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ
                      cho nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực
                                                                          4
                      hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới” .
                            Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,  tháng 6/1919,  các nước thắng trận tổ
                      chức hội nghị bàn về vấn đề thuộc địa tại Versailles (Pháp). Nguyễn Ái Quốc đã
                      gửi đến hội nghị bản yêu sách 8 điểm đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam. Bài


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 8, tr. 216.
                            2. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1975,  t. 6.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 278.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 166.


                                                               263
   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270