Page 264 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 264

lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Người hiểu
                      rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động là do sự áp bức, bóc lột của

                      chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp rõ rệt, đứng trên lập
                      trường giai cấp công nhân với ý thức hệ tiên tiến của thời đại. Người đến với
                      Chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu thế giới quan, phương pháp luận khoa học và
                      cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng thiên tài trí tuệ, nhận thức đúng xu
                      thế phát triển tất yếu của loài người và tính chất mới của thời đại được mở ra từ
                      Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của
                      đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con
                      người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

                            Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên tiếp xúc với tư tưởng, học thuyết
                      của Lênin về quyền tự quyết của các dân tộc, nhất là các dân tộc bị áp bức ở
                      thuộc địa. Khát vọng giải phóng dân tộc của họ chỉ có thể thực hiện được bằng
                      một cuộc cách mạng triệt để do đội tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng
                      cộng sản lãnh đạo, - Đó là bước ngoặt lớn trong nhận thức lý luận của Nguyễn
                      Ái Quốc. Cùng năm đó, Người ra nhập Đảng Cộng sản Pháp, là người đầu tiên
                      của Việt Nam hoà mình vào phong trào công nhân, phong trào xã hội ở Pháp và

                      nhiều quốc gia phương Tây khác. Nguyễn Ái Quốc đã đến được với ánh sáng
                      của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã tìm ra con đường cách mạng duy nhất đúng đắn
                      để giải phóng dân tộc mình, đó là con đường cách mạng vô sản.
                            Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa cộng sản, kết
                      hợp chặt chẽ các mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã
                      hội và giải phóng con người trên lập trường của giai cấp công nhân. Không chỉ
                      là Anh hùng Giải phóng dân tộc, Lãnh tụ thiên tài, Hồ Chí Minh còn là người

                      khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam.

                                II- BÁO CHÍ: PHƯƠNG TIỆN ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG

                            Trong hành trình bôn ba tìm đường  cứu nước  ở nhiều nơi và làm nhiều
                      nghề để kiếm sống, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra vai trò, tác dụng to lớn của báo
                      chí và hoạt động báo chí. Những tác phẩm, bài báo của Người không chỉ mang
                      giá trị nghệ thuật mà còn mang tính đấu tranh cách mạng to lớn, vừa diễn tả
                      chân thực bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân phong kiến, vừa

                      góp phần truyền bá chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào
                      cách mạng ở trong nước, thức tỉnh nhân dân Việt Nam và cổ vũ các dân tộc bị
                      áp bức trên thế giới đấu tranh giành độc lập, tự do.
                            Theo Người, giữa cách mạng và báo chí có sự thống nhất hữu cơ, bởi vì
                      “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Đối với một vấn đề, mọi
                      người bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Khi mọi người đã phát
                      biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó, quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do



                                                               262
   259   260   261   262   263   264   265   266   267   268   269