Page 268 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 268
khởi nghĩa giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức và
cho ra đời một số tờ báo mới. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng
2/1951), báo Sự thật (tiền thân của báo Nhân dân) ngừng xuất bản, Người chỉ
đạo thành lập báo Nhân dân - một cơ quan ngôn luận thiết thực hơn, gần gũi hơn,
sâu rộng hơn. Với 28 năm gắn bó với báo Nhân dân, ngoài việc sáng lập, chỉ
đạo hoạt động, Người còn là cộng tác viên thường xuyên của báo kể từ ngày báo
Nhân dân ra số đầu tiên (11/3/1951) đến số 5.526 (ngày 1/6/1969), Hồ Chí Minh
1
đã đăng 1.206 bài viết với 23 bút danh khác nhau để chỉ đạo phương hướng,
tuyên truyền đường lối cách mạng.
Sự nghiệp làm báo suốt hơn nửa thế kỷ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được
đánh dấu bởi bài báo đầu tiên Vấn đề bản xứ đăng trên tờ L’Humanité ngày
2/8/1919 và khép lại với bài báo cuối cùng Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và
giáo dục thiếu niên, nhi đồng đăng trên báo Nhân dân ngày 01/6/1969.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng và làm báo của mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ bằng nhiều thứ tiếng và nhiều thể loại
khác nhau (chính luận, tiểu phẩm, truyện, ký và thơ,...) gần 300 bài thơ, 500
trang truyện và ký đăng ở nhiều tờ báo trong và ngoài nước, bằng tiếng Việt,
Pháp, Hán, Nga, Anh… với nhiều bút danh khác nhau, với nhiều chủ đề đa dạng,
sinh động, đề cập đến toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng, của đời sống
xã hội. Người là cộng tác viên và đã viết hàng loạt bài cho các báo như: L'
Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp, La Vie d'Ouvrière (Đời sống
thợ thuyền) của Liên đoàn Lao động Pháp, Điện tín Quốc tế của Quốc tế Cộng
sản (Quốc tế III), Pravda (Sự thật) của Đảng Cộng sản Liên Xô... Các tác phẩm
báo chí của Người có nội dung vô cùng sâu sắc và hết sức mẫu mực về hình
thức thể hiện Một điều rất dễ nhận thấy trong các bài viết của Hồ Chí Minh là
viết cho đối tượng nào thì Người sử dùng ngôn ngữ, phong cách của đối tượng
đó và, - điều độc đáo trong lĩnh vực báo chí của Người là ở chỗ: Người viết báo
bằng tiếng Pháp (và các thứ tiếng nước ngoài khác) trước, sau đó là viết báo
bằng tiếng Việt. Đó là những tác phẩm lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ
đường cho Đảng và nhân dân ta trong các giai đoạn cách mạng.
Sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh luôn đồng hành, gắn bó mật
thiết với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, tất cả đều nhằm mục đích giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người bởi Người quan niệm
công việc viết báo và làm báo là “công tác cách mạng” để “phụng sự Tổ quốc”,
“phụng sự nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”.
__________
1. Hồ Chí Minh cũng được xem là nhà báo có nhiều bút danh nhất thế giới với gần 200 bút danh
khác nhau (như: C.B, K.C, C.N, T.L,…).
266