Page 261 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 261

đạt được mục tiêu đề ra. Những cống hiến, đóng góp của Người cho cách mạng
                      Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam cũng như cho phong trào cách mạng thế giới,

                      phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc là vô cùng to lớn. Người đã tự giác ngộ
                      bản thân, đến với chủ nghĩa  Lênin, trở thành người  cộng sản, hoạt động đấu
                      tranh không mệt  mỏi cho vấn đề dân tộc và thuộc địa, tố cáo tội ác của chủ
                      nghĩa tư bản, thực dân, đòi quyền dân sinh, dân chủ cho các nước đang là thuộc
                      địa của chủ nghĩa đế quốc; truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, xây
                      dựng đội ngũ cán bộ cách mạng, chuẩn bị từng bước về tư tưởng, chính trị và tổ
                      chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Việt Nam và ở một số nước Đông Nam
                      Á như Malaixia, Thái Lan. Khi đã cơ bản chuẩn bị các điều kiện cho cuộc đấu
                      tranh giành độc lập dân tộc, Người quyết định: “trở về nước, đi vào quần chúng,
                      thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành
                                     1
                      tự do độc lập” .
                            Thứ ba, nhìn lại hành trình 30 năm bôn ba ở nước ngoài, chúng ta thấy
                      nổi rõ dấu ấn cá nhân trong mọi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Một cuộc ra
                      đi đơn độc chỉ với hành trang là lòng yêu nước, thương nòi để tìm hướng đi
                      mới cho dân tộc. Trước khi rời Tổ quốc, Người đã dành nhiều thời gian quan

                      sát,  suy  ngẫm  về  các  cuộc  đấu  tranh  yêu  nước  của  cha  ông  theo  cả  hệ  tư
                      tưởng phong kiến và hệ tư tưởng dân chủ tư sản. Tuy các cuộc đấu tranh diễn
                      ra  liên  tục,  trên  không  gian  rộng,  tính  chất  lúc  ôn  hòa,  lúc  quyết  liệt  dưới
                      nhiều hình thức, nhưng cuối cùng không đạt kết quả, bị đàn áp. Người cho
                      rằng phải tìm hướng đi mới, lực lượng mới, tổ chức mới, cách thức mới, phải
                      có sự kết hợp giữa lực lượng, phong trào trong nước với lực lượng, phong
                      trào bên ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế thì sự nghiệp giành độc lập
                      cho dân tộc mới thành công. Có thể nói, mục đích cuộc ra đi của Người là rõ
                      ràng, chỉ có mục tiêu hướng tới, tìm đến là chưa cụ thể, chứ không thể nói là
                      mơ hồ, được chăng hay chớ như một số ý kiến đã từng đưa ra.

                            Các hoạt động yêu nước, cách mạng của Người là do sự thôi thúc cá nhân,
                      ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm. Việc chủ động ký tên vào bản yêu sách của
                      nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Versailles, việc viết nhiều bài báo, phụ trách
                      báo Le Paria tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, việc chủ động thành lập Hội

                      Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chủ động ra báo Thanh niên, chủ động viết
                      bài giảng, mở lớp huấn luyện, đào tạo, chủ động gửi người vào học các trường
                      chính trị, quân sự của Trung Quốc, Liên Xô, đặc biệt là việc chủ động đứng ra tổ
                      chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam,
                      chủ  động  viết  các  văn  kiện  mang  tính  chất  Cương  lĩnh  cho  hoạt  động  của
                      Đảng… đã thể hiện rất rõ dấu ấn cá nhân của Nguyễn Ái Quốc.


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 209.


                                                               259
   256   257   258   259   260   261   262   263   264   265   266