Page 463 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 463

GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TÁC PHẨM

                                ĐƯỜNG KÁCH MỆNH            - KIM CHỈ NAM CHO THẮNG LỢI

                                                CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM


                                                                  TRẦN HOÀI VŨ

                                                   Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
                                                      Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh


                            Đường Kách mệnh là tập hợp những bài  giảng của Nguyễn Ái  Quốc đã
                      giảng tại lớp Huấn luyện chính trị trong những năm 1925-1927. Trong bối cảnh

                      Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng về đường lối cách mạng, về phương
                      pháp cách mạng và đặc biệt hơn là sự khủng hoảng về tổ chức cách mạng thì
                      những nội dung quan trọng của Đường Kách mệnh đã góp phần trang bị cho
                      nhân dân tư tưởng mới của thời đại, đưa cách mạng Việt Nam hòa nhập cùng
                      dòng chảy chung của cách mạng thế giới. Ở giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu
                      và vận dụng những giá trị của tác phẩm Đường Kách mệnh vào sự nghiệp xây
                      dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vẫn còn nguyên
                      giá trị và có ý nghĩa hết sức quan trọng.

                            1. Những giá trị lí luận của tác phẩm Đường Kách mệnh

                            Đường Kách mệnh là sự kết tinh có chọn lọc của Nguyễn Ái Quốc đối với
                      những gì tiếp thu được trong quá trình tìm đường cứu nước. Người đã tìm hiểu
                      và nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, đặc biệt Người đã tiếp thu và
                      vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo vào tình hình cách mạng Việt
                      Nam để tạo ra những giá trị lí luận sâu sắc cho tác phẩm.


                            1.1. Vấn đề tư cách người cách mạng

                            Với một quan niệm mới, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao vai trò, vị trí của
                      đạo đức, coi đạo đức là cái gốc của người cán bộ, là yếu tố quyết định thành bại
                      của cách mạng. Nội dung đạo đức cách mạng không chỉ bao hàm những phẩm
                      chất cá nhân mà cả những vấn đề cơ bản về nhân sinh quan, thế giới quan cách
                      mạng, về ý thức và phương pháp tư tưởng của giai cấp công nhân. Người đã coi
                      việc giáo dục đạo đức cách mạng là một trong những nguyên tắc cơ bản, nhằm




                                                               461
   458   459   460   461   462   463   464   465   466   467   468