Page 458 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 458

1
                      quốc. Sau này, Người viết: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”  và
                      “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy
                                                          2
                      vào lực lượng của bản thân mình” .
                            Phân tích cách mạng tư sản Mỹ (1776) và cách mạng tư sản Pháp (1789),
                      Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: Không thể đi theo con đường cách mạng tư
                      sản vì con đường đó không giải phóng dân tộc thuộc địa, không giải phóng nhân
                      dân lao động bị áp bức, bóc lột; những cuộc cách mạng kiểu đó, sớm muộn thì
                      nhân dân phải làm cách mạng một lần nữa mới xong.

                            Tháng 7/1920, đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
                      đề dân tộc  và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo  L’Humanité (Pháp),
                      Nguyễn Ái Quốc lập tức bị cuốn hút vì tính chất cách mạng triệt để của Luận

                      cương, vì Luận cương đã giải đáp thỏa đáng những điều mà bấy lâu nay Người
                      hằng mong ước, đợi chờ.  Người đã đọc đi, đọc lại nhiều lần. Qua lăng kính chủ
                      nghĩa  yêu  nước  chân  chính,  Người  tìm  thấy  ở  đó  con  đường  đúng  đắn  giải
                      phóng đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân. Sau này khi nhớ lại thời điểm đọc
                      Luận cương Lênin, Nguyễn Ái Quốc có viết: “… Luận cương của Lênin làm cho
                      tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát
                      khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần
                      chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho

                      chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo
                                                       3
                      Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” .
                            Tin theo Lênin, từ lập trường của một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc
                      chuyển sang lập trường của một người cộng sản. Sau này, Người kể lại rằng:

                      “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã
                      đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu
                      tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi
                      hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được
                                                                                                          4
                      các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” .
                      Đây  là  sự kiện  mang tính  chất bước ngoặt đối với  Nguyễn Ái  Quốc,  là  mốc
                      Người tìm được con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Nhu cầu
                      đang đặt ra của lịch sử lúc bấy giờ là xác định một con đường đúng đắn cho

                      cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa
                      nói chung. Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó. Đây

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật , Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 441.
                            2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
                      1975, tr. 33.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562.
                            4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 563.


                                                               456
   453   454   455   456   457   458   459   460   461   462   463