Page 460 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 460
hoạch định một đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam, chuẩn bị về tư
tưởng, tổ chức cho việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 11/1924,
Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu tổ chức lớp huấn luyện chính trị cho những
thanh niên Việt Nam yêu nước, nhằm xây dựng lực lượng hạt nhân nòng cốt cho
cách mạng Việt Nam và sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tiến tới
thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam - Đảng Cộng sản
Việt Nam (1930). Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời có Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ đã đáp ứng kịp thời bức thiết nhất của phong trào cách mạng Việt Nam.
Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam và
cách mạng Việt Nam, chứng tỏ rằng giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành
và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Từ nước ngoài, Người thường xuyên theo dõi rất sát tình hình trong
nước, thường xuyên viết báo cáo, thư ca ngợi tinh thần quật cường của quần
chúng cách mạng Việt Nam, kịp thời gửi cho Trung ương Đảng những ý kiến
chỉ đạo đúng đắn về đường lối, chiến lược, về vai trò lãnh đạo của Đảng trong
các thời kì cách mạng; kêu gọi Quốc tế Cộng sản và các tổ chức Đảng Cộng
sản quốc tế ủng hộ, giúp đỡ Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi nhận thấy nguy cơ
cuộc chiến tranh đế quốc trên quy mô toàn thế giới đã đến gần, đe dọa các
dân tộc cả châu Âu và châu Á, trong đó có Đông Dương, vận mệnh của Tổ
quốc đang lâm nguy, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở về và triệu tập
cuộc họp với tất cả các đảng viên cộng sản tại Côn Minh (Trung Quốc).
Người nhận định: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách
mạng Việt Nam, ta phải tìm mọi cách để trở về nước ngay, tranh thủ mọi thời
1
cơ, chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng” .
Với kinh nghiệm hoạt động quốc tế phong phú, trên cơ sở phân tích, đánh
giá chính xác tình hình thế giới, mưu đồ của chủ nghĩa phát xít, Người quyết
định thành lập Việt Nam đồng minh hội ngay trên đất Trung Quốc, để hợp pháp
hóa về mặt tổ chức, có điều kiện về nước một cách công khai; còn về lâu dài, để
có tổ chức liên lạc với quốc tế. Những quyết định trên thể hiện tầm nhìn xa trông
rộng, sự mẫn cảm chính trị đầy trách nhiệm của Nguyễn Ái Quốc trước vận
mệnh của dân tộc, định hướng cho thành công của Cách mạng Tháng Tám.
Người tích cực triển khai các hoạt động quốc tế dồn dập: trực tiếp gặp đại diện
Đảng Cộng sản Trung Quốc, gửi thư cho Quốc tế Cộng sản yêu cầu giúp đỡ…
Người quyết định mở lớp huấn luyện chính trị và quân sự cấp tốc đưa về nước
tuyên truyền, tổ chức các đoàn thể cứu quốc, chọn Cao Bằng làm căn cứ địa
cách mạng… Những quyết định sáng suốt và kịp thời của Người trong việc
__________
1. Vũ Anh, Những ngày gần Bác (in trong cuốn Đầu nguồn), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1975,
tr. 234.
458