Page 459 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 459
cũng chính là cơ sở để Người truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam,
gieo hạt giống cộng sản và trực tiếp chuẩn bị những điều kiện cần thiết bảo đảm
cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận
cương của Lênin, cùng với những hoạt động sát cánh với các tầng lớp công nhân,
trí thức Pháp và các đại biểu thuộc địa là tiền đề có tính quyết định việc Người
bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) và tham gia thành
lập Đảng Cộng sản Pháp. Sau khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, Rose
(đồng chí ghi biên bản tốc ký Đại hội) đã hỏi Nguyễn Ái Quốc tại sao lại ủng hộ
cho Quốc tế III? Người trả lời: “Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là
chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác! Nhưng tôi hiểu rõ một điều:
Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa... Tự do cho đồng bào tôi,
độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những
1
điều tôi hiểu” . Qua đây chúng ta thấy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rõ ràng
con đường mà Người đã lựa chọn và sẽ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi theo con
đường ấy. Đó là con đường cách mạng vô sản và chỉ có con đường ấy mới mang
lại”tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch
sử, đã vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sỹ phu và các nhà hoạt động
cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Người đã đến với chủ nghĩa Mác-
Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản… Người nói: “Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách
2
mạng vô sản” .
Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang nước Nga, trực tiếp nhìn thấy những
thành quả to lớn của Cách mạng Tháng Mười đem lại cho giai cấp công nhân,
nông dân và các tầng lớp lao động khác, Người càng quyết tâm theo con đường
đã chọn. Tại đây, Người hoạt động trong Quốc tế Cộng sản và trực tiếp quan sát,
nghiên cứu việc xây dựng nền dân chủ mới - dân chủ vô sản. Nguyễn Ái Quốc
không chỉ nghiên cứu lịch sử cách mạng, con đường, phương pháp và những
kinh nghiệm cách mạng trong giai đoạn “giành chính quyền” mà Người còn rất
chú ý tìm hiểu cách thức, kinh nghiệm tổ chức xây dựng chế độ dân chủ mới
dưới ánh sáng khoa học của học thuyết dân chủ cách mạng Mác-Lênin. Những
thành công “đến nơi” của cách mạng Nga, những ưu việt thực chất của nền dân
chủ mới ở Nga đã trở thành mẫu hình quan trọng đầy tính gợi mở để Nguyễn Ái
Quốc từng bước xây dựng mô hình dân chủ cho cách mạng Việt Nam.
Hơn một năm sống và làm việc trên đất nước Xôviết, Người đã thực sự trở
thành một chiến sĩ kiên cường, một lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế,
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 86.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 33.
457