Page 545 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 545
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO
CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
VỀ ĐẢNG VÀ XÂY DỰNG ĐẢNG
ĐẠI TÁ PHẠM VĂN HIẾU
Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một hệ thống các
quan điểm có tính quy luật về xây dựng Đảng ở một nước thuộc địa nửa phong
kiến. Đó là sự vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin
về Đảng Cộng sản. Các quan điểm đó là cơ sở tư tưởng quyết định đến việc ra
đời Đảng Cộng sản Việt Nam và là nền tảng tư tưởng để Đảng quán triệt, vận
dụng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua các thời kỳ, bảo đảm cho Đảng luôn
xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo toàn xã hội, là nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong hành trình bôn ba đi tìm đường cứu nước, tháng 7/1920, Nguyễn Ái
Quốc được tiếp cận bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin và đã tìm ra con đường cứu nước cho dân
tộc Việt Nam. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
1
có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” . Theo Người, để làm
cách mạng thành công, “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận
động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản
giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người
2
cầm lái có vững thuyền mới chạy” . Nhận thức sâu sắc điều đó, ngay sau khi tìm
thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin vào Việt Nam, tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng và
chuẩn bị mọi mặt cho cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).
Theo học thuyết Mác-Lênin, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân. Đây chính là quy luật phổ
biến hình thành Đảng Cộng sản. Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, với
nhãn quan chính trị nhạy bén, trên cơ sở phân tích, đánh giá chính xác tình hình
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 30.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 289.
543