Page 546 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 546
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quy luật trên vào điều
kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến nghèo nàn, lạc hậu và đã chỉ ra
rằng, sự ra đời của Đảng Cộng sản phải là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Người khẳng
định: “Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm
1
1930” . Như vậy, so với học thuyết Mác-Lênin thì Hồ Chí Minh đã đưa thêm
vào yếu tố thứ ba, đó là chính phong trào yêu nước. Đây chính là sáng tạo nổi
bật nhất của Hồ Chí Minh, là sự đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh vào kho tàng
lý luận về Đảng Cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân Việt
Nam, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Người khẳng định: “Đảng ta là
Đảng của giai cấp công nhân... gồm những người giác ngộ, tiên tiến, gương mẫu,
2
dũng cảm và hy sinh nhất” . Bản chất của Đảng là bản chất giai cấp công nhân.
Bản chất đó được thể hiện: Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin.
Mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Về tổ chức,
Đảng phải tuân thủ một cách nghiêm túc, chặt chẽ những nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt theo nguyên lý của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Cũng theo Hồ
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời là Đảng của nhân dân lao động
và của cả dân tộc Việt Nam. Người nhấn mạnh: “Chính vì Đảng Lao động Việt
Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là
3
Đảng của dân tộc Việt Nam” ; “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là
4
của dân tộc, không thiên tư, thiên vị” . Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn
từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác,
bởi “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Quan niệm trên chính là sự
khẳng định: Đảng luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và toàn dân tộc trong mọi thời kỳ cách mạng. Đây là cơ sở để Đảng tập
hợp lực lượng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, lãnh đạo cách
mạng Việt Nam đi tới thắng lợi hoàn toàn.
Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của chủ nghĩa
Mác-Lênin đối với một Đảng cách mạng chân chính. Theo Người, “Đảng muốn
vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải
theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí
5
khôn, tàu không có bàn chỉ nam” . Chủ nghĩa ấy là chủ nghĩa Mác-Lênin, là học
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 406.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 543.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 41.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 13, tr. 275.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 289.
544