Page 560 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 560
CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH MANG TÍNH LỊCH SỬ
VŨ QUANG HUY
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
1. Hoàn cảnh lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ra đi tìm
đường cứu nước
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Bọn vua quan phong
kiến của triều đình nhà Nguyễn bất lực, hèn nhát đã nhanh chóng ký hiệp ước
đầu hàng, từng bước bán nước ta cho Pháp. Sau khi hoàn thành quá trình xâm
lược và bình định bằng vũ lực, thực dân Pháp đã tiến hành những cuộc khai thác
thuộc địa với quy mô ngày càng lớn nhằm cướp đoạt, vơ vét tài nguyên, bóc lột
nhân công rẻ mạt, mở rộng thị trường cho tư bản Pháp, đồng thời để bù đắp
những thiệt hại do chiến tranh. Để thực hiện âm mưu đó, chúng đã thi hành một
chính sách cai trị cực kỳ thâm độc nhằm bóp nghẹt quyền tự do, dân chủ của
nhân dân, chia cắt đất nước, đầu độc về văn hóa, ngu dân về giáo dục hòng kìm
hãm nhân dân ta trong vòng nô lệ.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, cùng với những thay đổi về kinh tế,
chính trị và văn hóa, kết cấu giai cấp và quan hệ xã hội của Việt Nam cũng có
những thay đổi sâu sắc, từ một xã hội phong kiến thuần túy biến thành một xã
hội thuộc địa, nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong xã hội Việt
Nam lúc này là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc
Pháp xâm lược và bè lũ tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là
nông dân với bọn địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn
nổi lên hàng đầu và cần được giải quyết trước hết. Đối tượng cách mạng cần
phải đánh đổ là đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến, trong đó thực dân
Pháp và bè lũ tay sai là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc và của cách mạng
Việt Nam. Vì vậy, các cuộc đấu tranh của lớp lớp quần chúng liên tiếp nổ ra.
Các phong trào ấy hoặc do các sĩ phu, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc
tiến hành một cách riêng rẽ, hoặc do những giai cấp, thành phần xã hội đó cùng
tiến hành. Ở mỗi giai đoạn lịch sử xã hội nhất định, các cuộc đấu tranh của
558