Page 561 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 561

quần chúng gắn liền với sự lãnh đạo của một lực lượng đại biểu cho một giai
                      cấp nhất định.
                            Phong trào yêu nước chống Pháp đại diện cho ý thức hệ phong kiến còn rơi
                      rớt lại là phong trào Cần Vương mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa kháng Pháp của

                      cụ Phan Đình Phùng ở Trung Kỳ. Cụ tổ chức những phần tử trí thức, lãnh đạo
                      họ đấu tranh chống xâm lược. Cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng diễn ra trong
                      10 năm, cuối cùng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Thất bại của phong
                      trào Cần Vương đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đấu tranh chống Pháp do các trí
                      thức phong kiến lãnh đạo.
                            Phong trào cứu nước theo con đường dân chủ tư sản cũng nhanh chóng bị
                      phá sản. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những chí sĩ yêu nước lớn, nhưng
                      con đường cứu nước của các cụ đã không hợp xu thế của thời đại và hoàn cảnh
                      lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp của cụ
                      Hoàng Hoa Thám ở vùng núi Yên Thế (Bắc Giang) cũng diễn ra vô cùng anh
                      dũng  nhưng  cuối  cùng  cũng  bị  thực  dân  Pháp  thẳng  tay  đàn  áp.  Cuộc  khởi
                      nghĩa Yên Thế thất bại cho thấy giai cấp nông dân không thể là giai cấp lãnh

                      đạo cách mạng.
                            Như vậy, vào những năm 20 của thế kỷ XX, các phong trào yêu nước giành
                      độc lập theo nhiều xu hướng, con đường chính trị khác nhau đều lần lượt thất bại,
                      do thiếu một đường lối cách mạng đúng đắn và một giai cấp tiến bộ lãnh đạo khi
                      mà giai cấp địa chủ phong kiến đã suy tàn và phản động, giai cấp tư sản thì quá
                      nhỏ bé và yếu ớt không đảm đương được ngọn cờ giải phóng dân tộc, trong khi
                      đó kẻ thù lại hơn hẳn chúng ta một phương thức sản xuất. Cách mạng Việt Nam
                      ở trong tình trạng “khủng hoảng đen tối như không có đường ra”. Lịch sử đặt ra
                      yêu cầu phải tìm ra một con đường cứu nước mới, đúng đắn, một phương pháp
                      cách mạng khoa học để giải phóng dân tộc, phù hợp với nguyện vọng của đại đa

                      số tầng lớp nhân dân và xu thế phát triển của thời đại. Bằng mẫn cảm chính trị
                      thiên tài và thực tiễn hoạt động phong phú của mình, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
                      Minh đã đáp ứng nhu cầu bức thiết đó của lịch sử, của dân tộc.

                            2. Quyết định lựa chọn sang phương Tây để tìm đường cứu nước, giải
                      phóng dân tộc

                            Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi
                      học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19/5/1890, quê ở làng Sen, xã Kim
                      Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu
                      nước, lớn lên giữa quê hương Nghệ Tĩnh giàu truyền thống cách mạng, được tận
                      mắt chứng kiến nỗi thống khổ của người dân thuộc địa, chứng kiến những phong
                      trào của nhân dân ta lần lượt thất bại, chàng thanh niên yêu nước đã sớm hun
                      đúc ý chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
                            Nhận ra hạn chế của những nhà yêu nước đương thời, chàng thanh niên



                                                               559
   556   557   558   559   560   561   562   563   564   565   566