Page 578 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 578
phân lập” là chỉ phù hợp với mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa tư bản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu chọn lọc, sáng tạo quan điểm của cả
Montesquieu và Rousseau. Người kịch liệt phản đối quan niệm quyền lực Nhà
nước tập trung vào tay một người hay một nhóm người, một cơ quan. Chủ tịch
Hồ Chí Minh cự tuyệt hoàn toàn với sự phân lập, Người chỉ chấp nhận sự phân
công, phối hợp. Theo Hồ Chí Minh, quyền lực nhà nước tập trung trong tay của
nhân dân, ba cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba cơ quan đại diện thực
thi quyền lực của nhân dân. Nhân dân lựa chọn những đại biểu xứng đáng, có
đức - có tài chăm lo việc nước, quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân,
do nhân dân ủy thác cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đồng thời nhân
dân có quyền kiểm soát, phê bình, bãi miễn đại biểu mà mình đã bầu ra. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng là người đặt nền móng xây dựng ngành tư pháp Việt
Nam, Người đặc biệt nhấn mạnh tới tính độc lập, khách quan, công bằng và bảo
vệ quyền lợi của dân, xây dựng nền dân chủ.
Trong xây dựng bộ máy nhà nước, Hồ Chí Minh quan niệm, bộ máy nhà
nước là một chỉnh thể thống nhất, phải tinh gọn và hiệu lực, hiệu quả. Chủ tịch
Hồ Chí Minh căn dặn: “Thực hành chấn chỉnh biên chế, để bớt sự đóng góp cho
1
dân, và thêm lực lượng vào công việc tăng gia sản xuất” . Chủ tịch Hồ Chí Minh
là người tiên phong bàn tới khái niệm “tinh giản biên chế” trong công tác xây
dựng bộ máy nhà nước, hướng tới nền hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả ở
Việt Nam. Tinh thần xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, xây dựng đội ngũ
công chức nhà nước trong sạch, liêm khiết từ tác phẩm Khế ước xã hội được thể
hiện rõ nét trong mỗi câu phát biểu và thực tiễn làm việc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Việc tinh giản cần thực hiện đồng bộ ở mọi cấp, ngành “Các cơ quan
chính quyền và đoàn thể, các cơ quan kinh tế và các Ủy ban, cần phải nâng cao
năng suất, giảm bớt số người (tinh giản)... Vô luận thế nào cũng phải tìm đủ
2
cách để biên chế các cơ quan lại” . Như vậy, trong quan điểm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, tinh gọn biên chế không phải là cắt bỏ một cách cơ học mà là sự sắp
xếp bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, sao cho tăng hiệu quả trong
công việc chung. Trong thực tiễn xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ ở nước ta,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra một phương châm nhất quán: xây dựng bộ máy nhà
nước gọn, nhẹ, có cơ cấu hợp lý, có khả năng bao quát và giải quyết tốt các vấn
đề kinh tế, xã hội, văn hóa đất nước. Ở thời kỳ đầu xây dựng bộ máy nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết
liệt thực hiện tinh giản bộ máy hành chính các cấp từ Trung ương đến tỉnh,
thành phố, huyện, làng.
Để tổ chức xây dựng được bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 164.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 7, tr. 367.
576