Page 579 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 579

theo quan điểm của Hồ Chí Minh trước tiên bắt nguồn từ xây dựng đội ngũ cán
                      bộ, công chức có tư duy và và tác phong làm việc khoa học, thật sự liêm khiết,
                      trong sạch, vì lợi ích của nhân dân, vì cái chung. Người cảnh báo nguy cơ bè

                      phái, cục bộ, địa phương, cánh hẩu, chủ nghĩa cá nhân, dẫn kéo người nhà trong
                      đội ngũ cán bộ, công chức, về thói “đem người tư vào làm việc riêng”. Hướng
                      tới xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, Chủ tịch Hồ Chí Minh là
                      người nhấn mạnh tới cơ chế thi tuyển để lựa chọn cán bộ, công chức, đủ tài - đủ
                      đức. Người cho rằng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước phụ thuộc vào
                      chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Hồ Chí Minh có một quan niệm rất
                      hiện đại về cán bộ, công chức, các ngạch, bậc trong nền hành chính. Ngay trong
                      kháng chiến, vào những năm 1948, 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
                      số 188/SL và Sắc lệnh số 76/SL về thang lương và quy chế công chức. Trong đó,
                      xác định rõ vị trí và nhiệm vụ của công chức nhà nước. Người yêu cầu phải xây
                      dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng công tác, có tính
                      chuyên môn hóa và tính chuyên nghiệp hóa cao, đảm bảo cho nền hành chính

                      hoạt động ổn định trong mọi điều kiện và trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.
                      Cán bộ viên chức phải hội tụ đầy đủ các đức tính: cần, kiệm, liêm, chính, có tri
                      thức, nắm vững lý luận, sâu sát thực tế, có lý trí vững chắc, có tình cảm trong
                      sáng, chấp hành đúng pháp luật. Đặc biệt, Hồ Chí Minh lưu ý, đã là cán bộ, công
                      chức thì phải nắm chắc luật pháp, am hiểu pháp luật và vận dụng nhuần nhuyễn
                      chúng trong lĩnh vực hoạt động của mình, tránh làm sai gây hậu quả cho dân,
                      cho nước. Hồ Chí Minh yêu cầu rất cao đối với đội ngũ cán bộ viên chức làm
                      công tác chính quyền, mang tính chuyên nghiệp và được tiêu chuẩn hóa.
                            Từ xây dựng nhà nước do dân là chủ, dân làm chủ đến xây dựng pháp luật,
                      xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước

                      phục vụ nhân dân, chúng ta thấy, toàn bộ những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
                      Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn còn nguyên giá trị
                      ở Việt Nam ngày nay. Việc đưa ra khái niệm “Nhà nước pháp quyền” mới chỉ
                      được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập và xây dựng trong những năm gần đây.
                      Tuy nhiên, trong thực tế Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã
                      thực hiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngay từ những ngày
                      đầu thành lập nước. Tuy vừa dời “thủ đô” từ trong rừng núi ra thành thị, nhưng
                      những quan điểm, những việc làm, những Hiến pháp và bộ luật của Nhà nước
                      Việt Nam không thua kém các nước dân chủ tại thời điểm đó.
                            Từ Tinh thần pháp luật của Montesquieu và Khế ước xã hội của Rousseau
                      đến tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh là chặng
                      đường tri thức khoa học chính trị từ Tây phương đến với Việt Nam, từ tri thức

                      của nhân loại đến thực tiễn ở trong nước. Hồ Chí Minh đã minh chứng và gợi
                      mở cho chúng ta thấy tính đúng đắn và phù hợp trong khoa học chính trị luôn
                      luôn được tôn trọng, bảo vệ và kế thừa, phát triển. Đóng góp của Chủ tịch Hồ


                                                               577
   574   575   576   577   578   579   580   581   582   583   584