Page 603 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 603
xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, trực tiếp giải quyết những mâu thuẫn sâu
sắc phát sinh trong lòng xã hội các nước tư bản. Thắng lợi này cũng góp phần cổ
vũ, thúc đẩy các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.
Ở các nước châu Á, tình hình cách mạng cũng có nhiều chuyển biến và tác
động đến tư tưởng của những nhà yêu nước Việt Nam. Trước hết phải kể đến
những thay đổi trong tư tưởng chống các thế lực xâm lược phương Tây của nhân
dân Trung Quốc: Các phong trào Duy Tân cải cách đất nước; Chủ nghĩa Tam
Dân của Tôn Trung Sơn từ sau cách mạng Tân Hợi (1911). Bên cạnh đó, tại
Nhật Bản, cuộc Duy tân Minh Trị (1868) học tập theo mô hình phương Tây để
cải cách đất nước trên tất cả các lĩnh vực đã giúp Nhật Bản giữ gìn được nền độc
lập và phát triển trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á; Giành thắng lợi trong
chiến tranh Nga - Nhật (1905),... Những thành tựu đó của Nhật Bản đã có nhiều
tác động đến việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của các nhà yêu nước
Việt Nam.
- Yêu cầu bức thiết của lịch sử dân tộc
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau khi hoàn thành bình
định về quân sự, chúng thi hành chính sách khai thác thuộc địa hết sức tàn bạo
dẫn đến những biến động to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội trên đất nước ta.
Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong
kiến. Nhân dân ta bị áp bức, bóc lột tàn bạo và cùng cực dưới ách cai trị của
thực dân Pháp.
Theo quy luật của lịch sử: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”. Ngay từ
những ngày đầu khi thực dân Pháp xâm lược, với truyền thống yêu nước bất
khuất, nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp đã nổ ra khắp nơi trên cả nước theo
nhiều khuynh hướng khác nhau. Dưới ngọn cờ Cần Vương, nhiều cuộc khởi
nghĩa chống Pháp nổ ra, phát triển rộng khắp với nhiều hình thức phong phú
nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp và dập tắt. Các cuộc bạo động tự phát chống
Pháp của nông dân và các dân tộc miền núi nổ ra liên tiếp. Tiêu biểu là cuộc khởi
nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30
năm đã bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Đấu tranh theo tư tưởng dân chủ tư
sản có các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục do các sĩ phu yêu nước
như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo. Tuy nhiên, tất cả các cuộc đấu
tranh cứu nước không mang lại kết quả vì thiếu đường lối cách mạng đúng đắn.
Có thể nói, “trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước
ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị
1
dìm trong bể máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam” . Như
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 30.
601