Page 668 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 668
Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc vừa nghiên cứu, học tập vừa
phác thảo những nét lớn về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng con người.
Về đối tượng của cách mạng, tiếp tục những nỗ lực trước đó, Nguyễn Ái
Quốc đã phác họa toàn diện hơn, vạch trần bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói
chung, chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng. Phát triển lý luận mácxít, Nguyễn Ái
Quốc đã khẳng định: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào
giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các
thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai
vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của
1
giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại mọc ra” .
Ở đây ngoài việc xác định hoàn toàn và đầy đủ đối tượng cách mạng của
các dân tôc thuộc địa là chủ nghĩa thực dân; đối tượng của công cuộc giải
phóng xã hội là chủ nghĩa tư bản - chủ nghĩa đế quốc, Nguyễn Ái Quốc đã tiến
một bước dài trong việc xác định và tập hợp lực lượng cách mạng. Bên cạnh
toàn thể nhân dân lao động trên thế giới mà nòng cốt là giai cấp công nhân và
nông dân, Nguyễn Ái Quốc còn đặt vấn đề phải liên kết các dân tộc thuộc địa,
liên kết nhân dân lao động ở các nước thuộc địa với giai cấp vô sản ở chính
quốc. Ở đây, đoàn kết các dân tộc thuộc địa, các lực lượng cách mạng thế giới
phải lấy Quốc tế Cộng sản làm trung tâm. Cách mạng giải phóng dân tộc nói
chung, cách mạng Việt Nam nói riêng là một bộ phận khăng khít của phong
trào cách mạng vô sản thế giới, trong đó, cuộc giải phóng của nhân dân thuộc
địa mang tính chủ động.
Công cuộc giải phóng vĩ đại các dân tộc thuộc địa, nhân dân lao động thế
giới và giải phóng con người phải đặt trong khuôn khổ của cuộc cách mạng vô
sản. Trong đó, đảng cộng sản - đội tiền phong của giai cấp công nhân trở thành
yếu tố có tính tiên quyết. Để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thắng
lợi phải có một giai cấp công nhân giác ngộ, có tổ chức, được vũ trang bằng học
thuyết cách mạng nhất - chủ nghĩa Mác-Lênin; Đảng phải mang tính cách mạng
theo tư tưởng Đảng kiểu mới của Lênin. Những vấn đề chiến lược và sách lược
của cách mạng như mục tiêu giải phóng, con đường giải phóng, tập hợp và tổ
chức lực lượng và phương thức tiến hành cách mạng cũng được Nguyễn Ái
Quốc phác thảo đầy đủ.
Như vậy, thời kỳ ở Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã định hình những tư
tưởng cách mạng trong đó bao hàm những vấn đề chiến lược quan trọng trong
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc)
từ năm 1924 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức, truyền bá những tư
tưởng cứu nước giải phóng dân tộc về trong nước, trực tiếp chuẩn bị về chính trị,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 320.
666