Page 665 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 665
Những nhận biết căn bản ban đầu càng giục giã quyết tâm tìm con đường
giải phóng mà Nguyễn Tất Thành đã từng nung nấu, ấp ủ từ ngày rời Tổ quốc.
Năm 1917, Người trở lại Pari, Pháp - một trong những trung tâm sinh hoạt chính
trị sôi động của thế giới lúc bấy giờ. Nguyễn Tất Thành có mặt ở Pari cũng là
lúc lịch sử nhân loại đang bước đi những bước gấp và tình hình chính trị thế giới
đang trải qua những biến chuyển lớn lao. Cách mạng Tháng Mười Nga thành
công, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, thành phố Pari hoa lệ sống trong
bầu không khí sôi động với những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp
và sự chuyển mình của những người cánh tả trong Đảng Xã hội Pháp theo
đường lối Quốc tế Cộng sản của V.I. Lênin. Ở đây, Người dốc hết bầu nhiệt
huyết, tham gia các hoạt động chính trị, gặp gỡ, kết nối với những người cùng
chung lý tưởng, chí hướng, hoàn cảnh để mưu cầu công cuộc giải phóng dân tộc.
Giữa năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội những người yêu
nước Việt Nam ở Pháp, Người gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân
dân An Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và
quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Mặc dù tinh thần của bản yêu sách hoàn
toàn phù hợp với luận điểm 14 điểm của tổng thống Mỹ Wilson (Uynsơn) nhưng
đã không được Hội nghị xem xét đến. Tuy nhiên, sự kiện trên đã có ảnh hưởng
chính trị to lớn, được xem là một quả bom tấn dội trực tiếp vào hàng ngũ cầm
đầu của chủ nghĩa đế quốc và giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rằng “những lời tuyên
bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những
lời đường mật để lừa bịp các dân tộc và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ
1
có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản thân mình”. Đây có thể
xem là một bước tiến trong nhận thức về kẻ thù và tư tưởng giải phóng tự cường
của Nguyễn Ái Quốc.
Ở Pari, Nguyễn Ái Quốc tích cực tham dự, phát biểu trong các cuộc mít
tinh, tham gia các câu lạc bộ Giacôbanh; Hội nghệ thuật và khoa học; Hội
những người bạn của nghệ thuật; Hội Du lịch; Hội liên hiệp thuộc địa ở
Pari;… “Ngoài những cuộc đi xem để học, Người không thích chơi bời gì
2
khác… Người muốn biết những nước ấy tổ chức cai trị như thế nào.” Bằng
những hoạt động sôi nổi trong Việt kiều, trong Đảng Xã hội Pháp - đảng duy
nhất ở Pháp lúc đó ủng hộ phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, trong
phong trào công nhân Pháp, Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nắm bắt được thời
cuộc và nhịp thở của thời đại làm cơ sở cho sự lựa chọn giá trị tuyệt đối cho
bản thân và cho dân tộc. Những năm tháng đó Người chứng kiến và trực tiếp
tham gia vào quá trình đấu tranh bônsêvích hóa Đảng Xã hội Pháp. Cuộc đấu
tranh quyết liệt giữa các khuynh hướng khác nhau lôi cuốn và thôi thúc người
__________
1. Xem Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.43.
2. XemTrần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr.57.
663