Page 664 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 664
cũng có những người Pháp tốt. Sự phát hiện này làm cho bóng dáng kẻ thù trở
thành một ẩn số. Càng đi nhiều, càng quan sát kỹ, Nguyễn Tất Thành phát hiện
ra nhiều điều hơn. Khi thấy cũng có những người phụ nữ Pháp làm những nghề
“thấp hèn”, Người đặt ra vấn đề, tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào
họ trước khi “khai hóa” chúng ta? Khi đặt chân lên đất nước Pháp, Nguyễn Tất
Thành thấy rằng “ở Pháp cũng có người nghèo; rồi những người Pháp ở Pháp
1
phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo” .
Những phát hiện mới mẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Nguyễn Tất
Thành khi thấy rằng không phải tất cả người Pháp đều xấu, chỉ có bọn thực dân
Pháp là tàn ác; nhân dân Pháp cũng nhiều người nghèo khổ, bị bóc lột. Nguyễn
Tất Thành bắt đầu nhận ra bóng dáng của kẻ thù dân tộc đó chính là chế độ thực
dân Pháp, điều mà nhiều nhà yêu nước và nhiều người dân Việt Nam đương thời
chưa thấy được. Có lẽ đó cũng là một trong những lý do mà trên hành trình của
mình, Nguyễn Tất Thành đã chọn Pari là nơi tìm kiếm chiếc “chìa khóa” cho
con đường giải phóng dân tộc.
Những hiểu biết mới này càng thôi thúc Nguyễn Tất Thành đi khám phá
thế giới rộng lớn để tìm hiểu sâu hơn về kẻ thù và tìm ra con đường đúng đắn để
giải phóng dân tộc. Trong vòng l0 năm, từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã
tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới, từ đó xem xét, khảo
nghiệm nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống phức tạp, đa dạng của nhân
loại. Bàn chân của Người đã in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi,
Mỹ, đặc biệt Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở ba nước đế quốc lớn nhất
thời đó là Mỹ, Anh và Pháp.
Đi đến đâu, Nguyễn Tất Thành cũng quan sát, chiêm nghiệm, đặc biệt
Người rất ham học ngoại ngữ để giao tiếp, đọc báo, viết báo, tích cực tham gia
hoạt động để tuyên truyền, học hỏi. Trên cơ sở đó, Người rút ra một kết luận có
tính chất nền tảng đầu tiên: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở
đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và dù màu da có khác
nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị
bóc lột. Và cũng qua đó, sự nhận biết diện mạo của kẻ thù trở nên sâu sắc hơn,
khái quát hơn, không chỉ đối với thực dân Pháp, mà cả chủ nghĩa thực dân, chủ
nghĩa đế quốc nói chung. Với những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm đó,
chủ nghĩa yêu nước ở Nguyễn Tất Thành có những chuyển biến mới. Sự đồng
cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao
động, với các dân tộc cùng cảnh ngộ. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với việc xác định đúng đắn và phân hóa kẻ thù, đoàn kết quốc tế trong quá trình
hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc của Nguyễn Tất Thành -
Nguyễn Ái Quốc.
__________
1. Xem Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 30.
662