Page 697 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 697

1.  Những  điều  tâm  đắc  sâu  sắc  của  Nguyễn  Ái  Quốc  qua  nội  dung
                      Luận cương

                            Tháng  7/1920,  qua  báo  L'Humanité  (Nhân  đạo)  Pháp,  Nguyễn  Ái  Quốc
                      được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
                      thuộc địa của V.I. Lênin. Sau này, nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương
                      của V. I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong Luận cương ấy, có những
                      chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng

                      hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn
                      khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một
                      mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo:
                      Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
                                                     1
                      đường giải phóng chúng ta!” . Niềm hạnh phúc đó còn được Hồ Chí Minh tiếp
                      tục khẳng định trong nhiều tác phẩm, bài báo, bài nói, trả lời phỏng vấn của
                      mình… khi nói về tầm quan trọng của Luận cương của V.I. Lênin như: Chính
                      sách thuộc địa (1920); Phát biểu tại phiên họp thứ 22 Đại hội lần thứ V Quốc tế
                      cộng sản (7/1924); Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa (1924); Lênin và
                      các dân tộc thuộc địa (1924); Lênin và phương Đông (1/1926); Thư gửi Ban

                      phương Đông (1/1935); Sức mạnh vô địch (4/1960); Con đường dẫn tôi đến chủ
                      nghĩa Lênin (4/1960); Một lời nói, một khối vàng (10/1960); Trả lời phỏng vấn
                      của  tạp  chí  Thanh  niên  (12/1965);  Trả  lời  phỏng  vấn  của  Sáclơ  Phuốcniô,
                      phóng viên báo L'Humanité (Pháp) (7/1969)…
                            Sở dĩ sau hàng chục năm trời nghiên cứu, khảo sát, tìm đường cứu nước
                      cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc mới có được những điều tâm đắc sâu xa, xúc động
                      nhất ấy là bởi những điểm sau đây:
                            Thứ nhất, qua Luận cương, vượt khỏi các bậc tiền bối yêu nước của Việt
                      Nam thời đó, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được chân lý thời đại mới - ý nghĩa
                      thực sự của việc đòi quyền bình đẳng giữa các dân tộc, là thủ tiêu mọi giai cấp.
                      Phải lên án mọi lối đặt vấn đề này một cách trừu tượng, chung chung, hình thức.
                            Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ Luận cương yêu cầu phải đánh giá thật

                      đúng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trước hết là hoàn cảnh kinh tế của vấn đề dân tộc.
                      Phải phân biệt thật rõ lợi ích của giai cấp bị áp bức, của người lao động bị áp
                      bức, bị bóc lột, với “lợi ích nhân dân chung chung” mà thực chất là lợi ích của
                      giai cấp thống trị. Phải phân biệt thật rõ dân tộc bị áp bức phụ thuộc, không có
                      quyền bình đẳng với dân tộc đi áp bức bóc lột, có đủ mọi quyền lợi. Phải đập tan
                      mọi sự lừa dối mà tư sản che đậy về việc tuyệt đại đa số nhân dân hiện đang bị
                      một số nước tư bản tiên tiến, giàu có, nô dịch về mặt tài chính. Trong thời đại đế
                      quốc, tư  bản tài chính thống trị, không thể có chuyện  “chung sống hòa bình,
                      bình đẳng” nào trở thành thực tế được.
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 562.


                                                               695
   692   693   694   695   696   697   698   699   700   701   702